- Trang chủ /
- Bệnh Da Liễu /
- Bệnh cước chân tay /
- Bệnh cước là bệnh gì ? Cách phòng tránh bệnh
Bệnh cước là bệnh gì ? Cách phòng tránh bệnh
-
Cập nhật lần cuối: 22-03-2018 16:50:33
-
Bệnh cước là gì? Cách phòng tránh bệnh cước như thế nào là những thông tin rất cần thiết khi trời trở lạnh. Bởi trong những năm gần đây nền nhiệt trung bình vào mùa đông tại Việt nam đang tụt giảm với con số đáng kể. Với mục đích phòng tránh sự bùng phát của bệnh cước trong thời gian sắp tới cũng như giúp mọi người có cái nhìn thiết thực hơn về căn bệnh ngoài da này, sau đây chuyên gia phòng khám chúng tôi xin đưa ra một số chia sẻ cụ thể về vấn đề này như sau:
Hình ảnh bệnh cước chân tay
Bệnh cước là bệnh gì?
Bệnh cước là căn bệnh ngoài da, thường xuất hiện khi trời trở lạnh với các triệu chứng điển hình như: bị cước chân hoặc ngón tay bị sưng đỏ, ngứa ngáy, đau buốt, một vài trường hợp có thể xuất hiện mụn nước hoặc xuất huyết ở vùng da bị bệnh. Khi không được chữa trị vùng da bị cước sẽ lở loét, hoại tử ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt cũng như bề ngoài của tay, chân…
Theo các nhà khoa học thì cơ chế hình thành căn bệnh cước là do: nhiệt độ giảm thấp khiến các mạch máu ngoại vi bị co lại. Từ đó làm quá trình vận chuyển máu và oxy đến các tế bào bị ứ đọng và chậm trễ. Vì thế khi bị kích thích ấm lên đột ngột các mạch máu này sẽ tự động vỡ ra và gây ra các vùng da bị viêm nhiễm.
Cách phòng tránh bệnh cước
Bệnh cước xuất hiện không phải là do di truyền và cũng không phải là do tiếp xúc với dịch của người bệnh. Chỉ đơn giản, bệnh là hậu quả của việc cơ thể không chịu đựng được những thay đổi từ phía môi trường. Vì thế cách phòng tránh bệnh hiệu quả chính là giữ ấm cho cơ thể vào mùa đông, cụ thể như sau:
Giữ ấm cho cơ thể
Vào mùa đông, mọi người nên giữ ấm cho toàn bộ cơ thể chứ không chỉ riêng vùng bụng, ngực hoặc cổ. Bởi tay, chân là 2 cơ quan thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài vì thế rất dễ bị nhiễm lạnh và buốt. Để giữ ấm thường xuyên cho những vùng này điều bạn cần làm là mang bao tay và chân thường xuyên.
Trước khi đi ngủ có thể giữ ấm bằng cách: Ngâm chân, tay trong nước muối ấm hoặc nước lá lốt đã được đun sôi, điều này có thể kích thích máu di chuyển nhanh hơn và đả thông tuần hoàn ở một vị trí mạch máu bị tắc nghẽn.
Ngoài ra với những trường hợp bị bệnh cước nặng thì tốt hơn hết nên hạn chế sử dụng các sản phẩm làm từ chất tẩy rửa như nước rửa bát, nước lau nhà, nước xả vải…. Nếu bắt buộc phải dùng thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn loại dung dịch có chứa hoạt chất phù hợp hơn với da nhạy cảm.
Tăng cường luyện tập thể dục thể thao
Tăng cường luyện tập cũng là cách phòng tránh bệnh cước hiệu quả. Bởi việc luyện tập không chỉ có tác dụng tăng sức đề kháng mà nó còn giúp nhiệt độ cơ thể tăng lên dần dần, từ đó tránh được tình trạng nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến các mạch máu bị vỡ làm tình trạng bệnh tình ngày càng tăng nặng.
Lưu ý về chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống cũng là yếu tố vô cùng quan trọng để phòng tránh bệnh cước vào mùa đông. Theo đó, chuyên gia cho rằng mỗi ngày một người nên uống từ 1, 5 -2 lít nước, ngoài ra nên tích cực sử dụng thêm hoa quả tươi hoặc rau xanh để bổ sung các khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể.
Lưu ý: nên hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa ít giá trị dinh dưỡng như: rượu, bia, nước ngọt, kem, thuốc lá... Bởi các thực phẩm này có thể làm giảm khả năng chống chịu với thời tiết của con người. Từ đó tạo điều kiện cho bệnh cước phát triển.
Trên đây là những thông tin liên quan đến: Bệnh cước là gì? Cách phòng tránh bệnh cước. Hy vọng với những chia sẻ cụ thể trong bài viết vừa rồi chúng tôi đã giúp bạn có cái nhìn chân thực hơn về căn bệnh này. Nếu còn thắc mắc hay cần được tư vấn thêm, bạn có thể kích vào khung tư vấn bên dưới hoặc gọi trực tiếp đến gặp chuyên gia phòng khám theo số 0386.977.199 để được giải đáp tận tình.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Cách chữa bệnh cước chân tay vào mùa đông
Vào những ngày mùa đông lạnh giá, tình trạng bệnh cước chân tay xảy ra phổ biến và là ở các tỉnh vùng núi cao. Bản thân tôi cũng là một trong những người phải chịu những cơn đau...Xem chi tiết
-
Cách chữa bệnh cước chân tay
Mỗi khi mùa đông đến, trong cái rét cắt da cắt thịt khiến rất nhiều gặp phải tình trạng bệnh cước chân tay gây nên cảm giác đau đớn, ngứa ngáy, khó chịu,…Tuy không nguy hiểm nhưng bệnh...Xem chi tiết