Bệnh hắc lào là gì ? Tại sao lại bị hắc lào

Lượt xem: 20120

Khi nhắc đến các căn bệnh da liễu thường gặp hiện nay, thật thiếu sót nếu bỏ qua căn bệnh hắc lào. Vậy cụ thể, bệnh hắc lào là gì ? Tại sao lại bị hắc lào. Để căn bệnh phiền toái này không còn có cơ hội gia tăng trong cộng đồng dân cư, trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn đọc một số chia sẻ thiết thực hơn về bệnh hắc lào như sau:

Hình ảnh bệnh hắc lào

Hình ảnh bệnh hắc lào

Bệnh hắc lào là gì ?

Bệnh hắc lào trong dân gian còn có tên gọi khác là bệnh lác đồng tiền. Đây là loại bệnh được hình thành do 2 loại vi nấm trychophyton và epidermophyton xâm nhập vào cơ thể con người gây nên. Bệnh có thể bắt gặp ở mọi đối tượng, bao gồm cả người già lẫn trẻ nhỏ, cả nam và nữ. Tuy nhiên theo một vài thống kê không chính thức thì lứa tuổi vị thành niên và trung niên là 2 đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn và nam giới sẽ có tỷ lệ mắc loại bệnh này cao hơn so với nữ giới.

Dù chỉ là căn bệnh ngoài da và không có khả năng tác động tới tính mạng, song khi bị bệnh, bệnh nhân vẫn cần đến gặp bác sĩ để được chữa trị dứt điểm. Bởi nếu để lâu vi nấm của bệnh hắc lào sẽ tấn công mạnh sang các vùng da lân cận làm tăng cảm giác ngứa ngáy, nhiễm trùng ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình học tập và sinh hoạt của người bệnh.

Tại sao lại bị hắc lào?

Vậy căn bệnh phiền toái này từ đâu mà ra? Trả lời câu hỏi: Tại sao bị bệnh hắc lào của hầu hết những người đang quan tâm đến căn bệnh này chuyên gia phòng khám chúng tôi cho hay: Sở dĩ một người bình thường bị nhiễm vi nấm của bệnh hắc lào là do những nguyên nhân sau:

Thứ , vệ sinh kém dễ bị bệnh hắc lào

Trong số tất cả những nguyên nhân gây ra bệnh hắc lào thì ý thức vệ sinh kém luôn là yếu tố chủ chốt, chiếm giữ phần trăm gây bệnh nhiều . Cụ thể bệnh thường được phát hiện ở những đối tượng thường xuyên thực hiện những hành vi sau: lười tắm gội, mặc quần áo ẩm, lười vệ sinh trong khi cơ thể nhiều mồ hôi… Theo nhận định của chuyên gia thì ngoài căn bệnh hắc lào, đây cũng là nguyên nhân then chốt của nhiều căn bệnh ngoài da khác.

Thứ 2, tắm nước bẩn nguy cơ bị hắc lào

Ngoài ý thức vệ sinh kém thì nguyên nhân gây bệnh hắc lào cũng có thể là do bệnh nhân thường xuyên sử dụng chung phòng tắm công cộng hoặc tắm nước bẩn trong thời gian dài. Theo tìm hiểu chúng tôi nhận thấy trường hợp này thường rơi vào mùa hè, bởi để hạ nhiệt độ cho cơ thể cũng như tránh nóng mọi người thường rủ nhau tụ tập tắm ở những nơi ao hồ, sống suối.

Thứ 3, dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh dễ lây bệnh hắc lào

Trong quá trình chăm sóc hoặc chung sống với bệnh nhân bị bệnh hắc lào, người thường nên tránh chung đụng đồ dùng cá nhân, quần áo, khăn tắm, khăn rửa mặt… với những đối tượng này. Bởi vi nấm của bệnh hắc lào cũng có thể di chuyển từ người bệnh sang da của người thường thông qua các vật dụng trung gian ở trên.

Trong trường hợp nếu phải sử dụng chung thì nên dội qua nước sôi để tiêu diệt hết các loại vi khuẩn cũng như vi nấm có hại

Thứ 4, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với da bệnh nhân

Vì là căn bệnh da liễu cho nên các tác nhân gây bệnh sẽ tồn tại trực tiếp trên lớp thượng bì da của người bệnh. Bởi vậy nếu có sống chung với nạn nhân của căn bệnh hắc lào, người thường cần hạn chế tối đa việc thực hiện các hành vi như: ôm, hôn, nắm tay, quan hệ tình dục…

Thứ 5, sống trong môi trường ẩm có nguy cơ bị hắc lào

Nếu bạn đang có cuộc sống ở một căn hộ ẩm thấp hoặc xung quanh là môi trường hôi thối, nhiều cống rãnh thì nên chuyển chỗ ở ngay hoặc trang hoàng vệ sinh sạch sẽ lại nơi mình sống. Bởi môi trường sống bí bách, ẩm ướt thường xuyên cũng là một trong những tác nhân chính dẫn đến căn bệnh phiền toái hắc lào.

Trên đây là chia sẻ của chuyên gia về: Bệnh hắc lào là gì ? Tại sao lại bị hắc lào. Với một vài thông tin cơ bản ở trong bài viết vừa rồi chúng tôi hi vọng mọi người đa phần nào có cái nhìn tổng quát hơn về căn bệnh da liễu này. Nếu còn thắc mắc nào khác, đừng ngần ngại bạn có thể gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại 0386.977.199 để được tư vấn chu đáo hơn.

Đánh giá: 
Bệnh hắc lào là gì ? Tại sao lại bị hắc lào
Điểm trung bình:  7.1 /  10 (  159 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?