Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh hôi chân

Lượt xem: 22919

Hôi chân là cụm từ gây ám ảnh với rất nhiều người. Cảm giác bị hôi chân khiến bạn mất tự tin và không dám đối diện với người khác. Đặc biệt, hôi chân càng thêm nặng khi thời tiết nóng ẩm. Nhiều người vì ngại và xấu hổ đã không dám tháo tất hoặc tháo giày ở nơi có nhiều người vì sợ bị phát hiện. Biết được những nguyên nhân hôi chân thì bạn sẽ biết cách phòng tránh bệnh hôi chân. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn một vài thông tin hữu ích dưới đây.

Hôi chân

Bệnh hôi chân nguy hiểm ra sao?

Nguyên nhân gây bệnh hôi chân

Bệnh hôi chân hay hôi nách được coi là 2 loại bệnh nhạy cảm, gây sự tự ti và xấu hổ cho nhiều người mắc phải. Có 2 nhóm nguyên nhân gây bệnh hôi chân được xác định đó là do nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Sự tác động của các yếu tố này chính là  "thủ phạm" gây ra mùi hôi khó chịu ở chân bạn. Cụ thể về các nguyên nhân gây hôi chân như sau:

Nguyên nhân hôi chân do chủ quan

Các nguyên nhân chủ quan gây bệnh hôi chân xuất phát từ thói quen sinh hoạt hàng ngày của bạn như:

- Do kém vệ sinh: Việc lười vệ sinh cơ thể, đặc biệt là chân là nguyên nhân dẫn đến chân bị hôi. Vệ sinh chân cũng cần đúng cách, như trong trường hợp bạn mang tất và đi giày cả ngày. Bạn nghĩ như vậy chân sạch không cần vệ sinh. Nhưng đó là điều hoàn toàn sai lầm, trong trường hợp này bạn cần vệ sinh sạch lại chân để giúp chân thông thoáng sau một ngày bị bít kín bởi giày và tất. Bạn cũng có thể thư giãn bằng cách ngâm chân với nước muối, gừng hoặc chỉ đơn giản là ngâm chân vào nước ấm cũng là cách vệ sinh và giúp chân thư giãn, phòng tránh mùi hôi hiệu quả

- Do đi lại một đôi giày quá nhiều lần mà không vệ sinh đôi giày đó: Có những người vì tính chất công việc mà phải đi giày thường xuyên, cộng thêm với việc đi lại quá nhiều lần 1 đôi giày mà không được giặt và vệ sinh sạch sẽ. Những vi khuẩn có trong giày và bụi bẩn tích tụ lâu ngày sẽ khiến bạn dễ dàng bị hôi chân, thậm chí là bị nấm chân.

- Dùng chung giày dép với người bị hôi chân: Hôi chân không gây lây nhiễm. Nhưng với giày dép của người bị hôi chân thì mùi hôi đã tồn tại sẵn trên đồ vật đó của họ. Vì thế, khi bạn dùng chung giày dép với họ thì việc chân bám mùi hôi là điều không thể tránh khỏi.

Nguyên nhân hôi chân do khách quan

Nguyên nhân khách quan gây bị hôi chân chủ yếu là những yếu tố bệnh lý hoặc do cơ địa của bạn, những yếu tố xuất phát từ bên trong mà bạn không thể điều chỉnh được. Cụ thể những nguyên nhân đó là:

- Do tuyến mồ hôi hoạt động mạnh: Cũng giống như hôi nách, hôi chân hình thành là do tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, tiết mồ hôi quá nhiều ở vùng chân. Điều này làm cho chân bạn luôn ẩm ướt, ngay cả khi bạn đi tất và lau chân thường xuyên. Chân ẩm ướt cộng với việc không vệ sinh chân hoặc mang giày hoặc dép cả ngày sẽ khiến mùi hôi chân nồng nặc hơn.

- Do cơ địa của từng người: Mỗi người có tính chất cơ địa khác nhau. Với những người da dầu thì tỉ lệ mắc các bệnh hôi chân và hôi nách cao hơn hẳn so với người có làn da bình thường.

- Do ảnh hưởng từ yếu tố tâm lý: Yếu tố tâm lý tác động nhiều đến sức khỏe của bạn. Việc thường xuyên căng thẳng, stress, áp lực sẽ dẫn đến tăng tiết mồ hôi cơ thể. Việc hưng phấn hoặc bị kích thích quá mức cũng khiến bạn bị ra nhiều mồ hôi trên cơ thể. Chính vì thế, trong những trường hợp này, nách hoặc chân của bạn sẽ tiết nhiều mồ hôi dẫn đến hôi chân hoặc hôi nách.

- Do nguyên nhân bệnh lý: Các bệnh về tim mạch, tiểu đường, béo phì là những bệnh dễ gây nhiễm khuẩn ở chân, gây xuất hiện mùi hôi chân khó chịu và khiến máu ở chân lưu thông kém. Bên cạnh đó, một số bệnh nhân bị á sừng, bị vảy nến cũng có nguy cơ bị hôi chân.

Cách phòng tránh bệnh hôi chân

Dựa vào những nguyên nhân gây hôi chân như ở trên thì bạn có thể tự phòng tránh bệnh hôi chân thông qua những lưu ý sau đây:

- Vệ sinh chân sạch sẽ và đúng cách: Bạn cần vệ sinh chân thường xuyên, nếu có điều kiện có thể ngâm chân thư giãn với nước muối gừng, tránh dùng nhiều xà bông có tính kích thích cao để vệ sinh chân vì sẽ làm cho mùi hôi càng trở nên nặng hơn. Sau khi vệ sinh chân, cần thấm khô chân bằng khăn bông khô sạch.

- Vệ sinh giày dép thật sạch, không nên đi lại 1 đôi giày quá nhiều lần: Vệ sinh giày dép sạch sẽ, dùng dung dịch khử khuẩn giày dép sau mỗi lần đi sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng hôi chân. Bạn có thể dùng dung dịch xịt hôi chân để cải thiện mùi hôi mỗi khi đi giày.

- Không dùng chung giày dép hoặc vật dụng cá nhân với bất kỳ ai: Đây là nguyên tắc tối thiểu mà bạn nên nhớ. Việc dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác có thể là nguy cơ lây nhiễm bệnh.

- Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng stress: Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, hợp lý và luôn giữ được tâm trạng thoải mái là yếu tố giúp bạn cải thiện sức khỏe và khống chế được mùi hôi cơ thể.

Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh về nguyên nhân gây bệnh hôi chân và cách phòng tránh bệnh hôi chân. Mọi thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại 0386.977.199 để được các chuyên gia của phòng khám tư vấn miễn phí.

Đánh giá: 
Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh hôi chân
Điểm trung bình:  7.7 /  10 (  58 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

  • Cách trị bệnh hôi chân dứt điểm Cách trị bệnh hôi chân dứt điểm
    Bàn chân là một trong những bộ phận đổ mồ hôi nhiều trên cơ thể. Tuyến mồ hôi ở vị trí này bài tiết quá nhiều, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển dẫn đến hiện tượng hôi...
    Xem chi tiết