Bệnh vảy nến là gì? Tìm hiểu về bệnh vảy nến

  • Cập nhật lần cuối: 02-04-2018 09:04:43
Lượt xem: 24121

Nếu bạn đang băn khoăn: Bệnh vảy nến là gì? Tìm hiểu về bệnh vảy nến có khó không, thì không nên bỏ lỡ những chia sẻ đến từ chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh trong bài viết dưới đây:

Hình ảnh bệnh vảy nến ở lưng

Bệnh vảy nến là gì?

Vảy nến là căn bệnh ngoài da mãn tính, có triệu chứng rõ ràng, bệnh thường tập trung phát triển mạnh ở những người thuộc độ tuổi từ 10 - 30 tuổi, tỷ lên nam nữ mắc bệnh xấp xỉ nhau. Đây là căn bệnh không có khả năng làm suy giảm sức khỏe song nó lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến mặt thẩm mỹ và tâm lý.

Theo thống kê thì tỷ lệ người mắc bệnh vẩy nến tại các nước phát triển như Âu – đang dao động từ 1 - 2% dân số, còn tại Việt Nam con số này ước tính lên khoảng 5 - 7% tương đương với khoảng 1 - 2 triệu người.

Tìm hiểu về bệnh vảy nến?

Vậy làm thế nào để nhận biết, phân biệt và phòng tránh bệnh vảy nến. Theo chuyên gia thì những thông tin tìm hiểu về bệnh vảy nến sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về căn bệnh này.

Thứ , nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Dù có rất nhiều ca mắc bị vảy nến tại Việt Nam cũng như trên thế giới, song cho tới nay nguyên nhân chính xác của căn bệnh này là gì thì vẫn là một bí ẩn. Các nhà khoa học chỉ nhấn mạnh rằng có thể bệnh vảy nến là bệnh da di truyền do gen nằm trên nhiễm sắc thể số 6 có liên quan HLA- DR7, B13, B17, B37, BW 57, CW6... được khởi động bởi yếu tố stress, rối loạn nội tiết hay chấn thương cơ học gây nên…

Thứ 2, cơ chế hình thành bệnh vảy nến

Dưới tác động của các yếu tố nêu trên, tế bào lympho T sẽ bị kích thích và nhận sai thông tin cho rằng các tế bào bình thường là các tế bào có hại cần được tiêu diệt, bởi vậy đã tấn công và loại bỏ các tế bào này liên tục. Hệ quả là lớp da chết không bong tróc kịp dần dần tích tụ lại và hình thành các mảng vảy nến.

Thứ 3, triệu chứng bệnh vảy nến

Khi bị vảy nến, điều đầu tiên người bệnh có thể nhận thấy là triệu chứng da khô, dễ nứt da và chảy máu, trên da đột ngột xuất hiện các mảng đỏ, có giới hạn, bên trên các mảng đỏ này được bao phủ bởi một lớp vảy trắng trông như nến, tồn tại rải rác ở khắp các bộ phận trên cơ thể như da đầu, thân mình, khuỷu tay, khuỷu chân hoặc móng tay, móng chân (ở móng triệu chứng lâm sàng của bệnh vảy nến là các rỗ nhỏ ở kẽ)… Trong đó có khoảng 20 -40% trường hợp xuất hiện triệu chứng ngứa nóng rát hoặc đau nhức kèm theo.

Hiếm gặp hơn, ở một số trường hợp bệnh nhân có thể bị đau, sưng và cứng khớp hoặc vảy nến đỏ toàn thân do bệnh vảy nến biến chứng thể khớp, và thể toàn thân.

Nhìn chúng triệu chứng của bệnh vảy nến không quá khó nhận biết vì nó khá khác biệt so với dấu hiệu của các bệnh da liệu còn lại. Tuy nhiên cần quan sát cơ thể thật kỹ bởi căn bệnh ngoài da này không xuất hiện liên tục mà tái phát lại nhiều lần trong suốt cuộc đời.

Thứ 4, phòng tránh bệnh vảy nến

Điều trị bệnh vẩy nến là một thách thức đối với cả bệnh nhân lẫn bác sĩ. Bởi vậy, phòng tránh bệnh là những gì chuyên gia phòng khám chúng tôi khuyến khích bạn nên thực hiện. Cụ thể, để ngăn ngừa bệnh bạn có thể thực hiện một số giải pháp sau:

Tìm hiểu về bệnh: Ngày nay, các thông tin về bệnh vảy nến xuất hiện trên mạng rất nhiều vì thế bạn có thể bớt chút thời gian để tìm hiểu thêm về bệnh.

Chia sẻ với mọi người về bệnh: Khi chia sẻ với mọi người có thể bạn sẽ tìm ra các phát hiện cũng như phòng tránh bệnh vẩy nến thú vị. Vì trong dân gian vẫn có rất nhiều phương pháp phòng tránh căn bệnh này hiệu quả được lưu truyền.

Tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên gia: Chỉ có các chuyên gia làm trong lĩnh vực da liễu mới biết phòng tránh bệnh bằng cách nào mới hiệu quả . Vì thế hãy tham khảo ý kiến của họ để có thêm thông tin hữu ích cho bản thân mình

Trên đây là một số thông tin tổng quan về bệnh vảy nến. Nếu còn câu hỏi nào khác bạn có thể liên hệ ngay với phòng khám chúng tôi theo số Hotline 0386.977.199 để được tư vấn miễn phí và tận tình.

Chia sẻ:

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?