Luôn thông cảm là động lực lớn cho người bệnh

  • Cập nhật lần cuối: 11-10-2017 16:38:29
Lượt xem: 1855

Anh M. (Hà Đông) đến với chúng tôi bởi lí do mà người đàn ông nào cũng không muốn nói đó là “chưa đến chợ đã hết tiền”. Theo bao năm kinh nghiệm khám tại phòng khám, tôi nhận thấy đa số mọi người thường đến khám chữa các bệnh khó nói một mình, ít khi có người đi cùng. Thế nhưng anh M. thì khác, những ngày anh đến khám, điều trị hoặc lấy thuốc đều có một người phụ nữ đi cùng, đó là vợ anh.

Trong lúc khám, tôi có nói chuyện cùng anh và nửa đùa nửa thật: “chị nhà đi canh chừng chồng đây”. Anh trả lời: cô ấy phải xin nghỉ làm đi cùng tôi đấy, cô ấy bảo có cô ấy đi cùng nếu có phải đợi tôi cũng đỡ buồn, mà đỡ lo hơn. Được cái cô ấy chu đáo, thấy tôi bị thế này khuyên nhủ tôi ghê lắm, chứ tôi thì ngại không muốn đi. Để đẹp lòng vợ với cũng là để chữa cho mình nên tôi mới đi chữa.

Nỗi lòng của bệnh nhân yếu sinh lí nhiều điều khó nói. Rất nhiều trường hợp đến phòng khám chữa khi gia đình lục đục. Vợ không thông cảm cho chồng còn chồng thì cái tôi cao quá. Nhiều anh còn đau khổ khi biết vợ ngoại tình là vì chuyện làm chồng không đến nơi đến chốn. Giận lắm nhưng nghĩ đi nghĩ lại cũng là một phần lỗi do mình nên nhiều khi buông xuôi.

Thế mới nói, vợ chồng ở với nhau quan trọng là phải hiểu và thông cảm cho nhau. Nếu chỉ sống cho riêng mình thì không hạnh phúc được. Nếu người vợ hiểu được chồng, khuyên nhủ, thủ thỉ có phải vừa giúp chồng, vừa giúp mình không. Anh M quả là một người chồng may mắn, và đã biết là mình may mắn như vậy thì không ai lại nỡ lòng phụ người phụ nữ của mình.

Chia sẻ:

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?