Nguyên nhân và biểu hiện sùi mào gà ở trẻ em

  • Cập nhật lần cuối: 01-08-2017 17:04:49
Lượt xem: 3812

Nguyên nhân và biểu hiện sùi mào gà ở trẻ em là gì? Sùi mào gà là một trong những bệnh lây lan chủ yếu qua quan hệ tình dục. Vì thế đối tượng có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao chính là nam, nữ giới trong độ tuổi trưởng thành hay những người có đời sống tình dục phức tạp. Tuy nhiên, gần đây lại xuất hiện rất nhiều trường hợp trẻ em bị mắc bệnh sùi mào gà, vậy tại sao dù không quan hệ tình dục những trẻ nhỏ lại bị virus sùi mào gà tấn công. Để làm sáng tỏ điều này, bài viết dưới đây sẽ là lý giải của các chuyên gia về: Nguyên nhân và biểu hiện sùi mào gà ở trẻ em.

Nguyên nhân và biểu hiện sùi mào gà ở trẻ em

Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu bệnh sùi mào gà ở trẻ em do nguyên nhân gì gây ra:

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở trẻ em

Lây từ mẹ sang con: Có thể nói đây là nguyên nhân chính gây bệnh sùi mào gà ở trẻ em. Cụ thể: Dù virus HPV không tồn tại trong máu như xoắn giang mai, những khi lựa chọn phương pháp sinh thường đứa trẻ có nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh, bởi lúc này cơ thể bé còn quá yếu, sức đề kháng kém, lớp niêm mạc mỏng. Vì thế khi trẻ chui qua cửa mình của bà mẹ, sẽ khiến dịch tiết ra từ các nốt sùi có cơ hội xâm nhập, lây lan sang cơ thể con một cách dễ dàng.

Hình ảnh bệnh sùi mào gà ở trẻ em

Lây qua vết thương hở: Trẻ nhỏ thường xuất hiện nhiều vết thương hở do bị muỗi đốt hoặc trong quá trình nghịch ngợm gây nên. Vì vậy, khi tiếp xúc với các vật có chứa virus sùi mào gà, thì khả năng lây nhiễm bệnh là rất cao.

Vậy nên, bà mẹ cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ đồ dùng, đồ chơi của trẻ. Hạn chế để con tiếp xúc với vật dụng tiềm ẩn nguy có tồn tại bệnh cao như: khăn mặt, bồn tắm, bồn vệ sinh…

Lây qua tử cung, buồng ối: Trong quá trình mang thai, virus HPV có thể di chuyển ngược dòng từ vùng kín của bà mẹ lên tử cung để vào nước ối, khiến thai nhi bị nhiễm bệnh sùi mào gà bẩm sinh.

Lạm dụng tình dục: Số ít trường hợp, trẻ bị nhiễm bệnh do bị lạm dụng tình dục.

Sử dụng các dụng các vật dụng y tế không an toàn: Bệnh sùi mào gà từ người lớn có thể lây sang cho trẻ em thông qua việc sử dụng các dụng cụ y tế không an toàn, không tiệt trùng trước các vật dụng y tế cẩn thận.

Biểu hiện bệnh sùi mào gà ở trẻ em

Thông thường biểu hiện bệnh sùi mào gà ở trẻ em khá giống với người lớn, cụ thể:

Khi bị nhiễm bệnh, trên bề mặt niêm mạc da của trẻ sẽ xuất hiện các nốt sẩn nhỏ li ti có kích thước từ 1 đến 2 mm với màu hồng hoặc nâu nhạt. Các nốt sẩn này thường mọc rải rác quanh vùng hậu môn, lỗ niệu đạo, âm hộ, phía ngoài âm đạo… Không gây cho bệnh nhân cảm giác đau đớn, vậy nên ở những giai đoạn đầu bệnh rất khó nhận biết.

Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời virus sùi mào gà có thể lan rộng và liên kết với nhau thành từng đám có hình dạng giống như mào gà hay hoa súp lơ. Đồng thời có thể vỡ ra, dỉ dịch làm trẻ cảm thấy ngứa ngáy, đau rát. Dẫn đến khi mắc bệnh sùi mào gà ở trẻ em, trẻ thường hay quấy khóc, biếng ăn, chậm lớn hơn các bạn cùng trang lứa...

Vì thế, để tránh con yêu của mình gặp phải các biến chứng nguy hiểm của bệnh tốt bậc làm cha mẹ nên có các biện pháp phòng tránh ngay từ khi có ý định sinh con. Theo đó, mọi người nên xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể…

Đối với phụ nữ trước khi sinh con nên có kế hoạch kiểm tra định kỳ để sớm phát hiện và chữa trị kịp thời bệnh sùi mào gà cũng như các bệnh lây nhiễm khác.

Nếu đã có thai, người mẹ bị bệnh sùi mào gà nên lựa chọn phương pháp sinh mổ để hạn chế nguy cơ virus HPV có thể lây từ mẹ sang con.

Trên đây là một số thông tin về: Nguyên nhân và biểu hiện sùi mào gà ở trẻ em. Mong rằng với những chia sẻ vừa rồi, phần nào có thể giúp các bậc phụ huynh có thêm kiến thức góp phần ngăn chặn và phát hiện kịp thời các hiểm họa ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con yêu của mình.

Chia sẻ:

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?