Bệnh sùi mào gà: Triệu chứng, Điều trị và Phòng ngừa

Lượt xem: 49735

Biểu hiện của bệnh sùi mào gà thế nào? Điều trị sùi mào gà ra sao? Và phòng tránh sùi mào gà thế nào để không bị lây nhiễm? Là câu hỏi mà rất nhiều bệnh nhân gửi về phòng khám của chúng tôi. Hiện nay tại Việt Nam, căn bệnh này có mức độ lây lan đã đến mức báo động. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn thiếu kiến thức về căn bệnh xã hội nguy hiểm này. Không ít trường hợp không nhận biết được dấu hiệu của bệnh sùi mào gà từ đó tạo điều kiện cho bệnh phát triển đến mức nặng hơn và thậm chí có những biến chứng nghiêm trọng mới đi khám. Để cung cấp cho độc giả những kiến thức về dấu hiệu, triệu chứng của bệnh sùi mào gà chúng tôi đã mời bác sĩ Nguyễn Văn Phúc tới buổi tọa đàm về bệnh xã hội để trao đổi về vấn đề này.

Dấu hiệu bệnh sùi mào gà?

Hỏi:

PV: Xin chào bác sĩ Nguyễn Văn Phúc, chào mừng bác sĩ tới buổi tọa đàm về bệnh xã hội. Có một câu hỏi của bạn Nguyễn Văn An muốn được bác sĩ tư vấn đó là bác sĩ cho biết những triệu chứng, dấu hiệu nào cho thấy người bị mắc bệnh sùi mào gà? Những biểu hiện của bệnh có gì khác với các bệnh xã hội khác?

Trả lời:

Vâng, trước tiên tôi xin được nói về sùi mào gà là gì?

Bệnh sùi mào gà là gì?

Sùi mào gà hay còn được gọi là mụn cóc là một trong những căn bệnh xã hội phổ biến lây lan qua đường quan hệ tình dục. Nó được gây nên bởi virus mang tên Human Papilloma (HPV). Thời gian ủ bệnh của loại bệnh này khá dài từ 2 - 9 tháng kể từ khi quan hệ với người nhiễm bệnh HPV. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh sùi mào gà 

“Chồng tôi đi công tác xa lâu ngày có quan hệ bên ngoài với gái lạ rồi mang căn bệnh sùi mào gà về lây cho tôi. Khi cơ thể của tôi có những dấu hiệu nổi mụn đỏ tại cơ quan sinh dục đáng lẽ tôi nên đi khám và chữa trị thì chắc có lẽ tôi đã không bị ung thư cổ tử cung do bệnh sùi mào gà biến chứng”. Đây là lời tâm sự của một chị gái giấu tên gửi về cho chúng tôi. Bản thân bị bệnh nhưng lại không biết những dấu hiệu của bệnh để đi thăm khám sớm dẫn đến biến chứng nguy hiểm là ung thư cổ tử cung. Vậy nhận biết những biểu hiện của bệnh sùi mào gà như thế nào cho chính xác?

Biểu hiện bệnh sùi mào gà là gì? Người mắc căn bệnh này sẽ có những triệu chứng bệnh sùi mào gà (hiện tượng bệnh sùi mào gà) rõ ràng trên da. Sau khoảng thời gian ủ bệnh 2-9 tháng, người bệnh thấy xuất hiện những sùi nhỏ mềm có màu hồng tươi nhú cao lên như những nhú gai với kích thước khoảng 1-2mm xung quanh bộ phận sinh dục, cũng có thể có sùi mọc ở hậu môn hay miệng nếu quan hệ tình dục bằng hai con đường này. Chúng có hình tròn hoặc dẹp, màu hồng, khá mềm, mọc đơn lẻ. Chúng không gây đau, gây ngứa nên rất nhiều người bệnh khi có những triệu chứng này thường bỏ qua vì cho nó là chỉ những mẩn đỏ thông thường. Sau một thời gian những nhú sùi này phát triển liên kết lại với nhau tạo thành những cục mụn thịt mềm trông như mào gà hay súp lơ. Những nốt sùi mào gà thường ẩm ướt, có mủ và có mùi hôi khi đã bị bội nhiễm. Chỉ đến khi những mụn này có những chuyển biến tiếp theo thì người bệnh mới lo lắng đi khám.

Đối với nam giới những nốt sùi mào gà thường xuất hiện ở xung quanh cơ quan sinh dục nam: ở rãnh bao quy đầu, bìu, thân dương vật, miệng sáo,…. Còn với nữ giới nó mọc ở âm đạo, âm hộ, môi lớn, môi bé, khu vực ngoài bộ phận sinh dục và ngoài hậu môn hay ngay cả trong cổ tử cung cũng có thể xuất hiện nốt sùi mào gà.

Ngoài những triệu chứng kể trên có thể nhận thấy dấu hiệu của bệnh sùi mào gà ở nam giới và nữ giới qua việc bệnh nhân nổi những hạch bạch huyết vùng bẹn sưng to và có thể bị sốt nhẹ. Sau đây là triệu chứng sùi mào gà cụ thể ở nam giới và nữ giới:

Biểu hiện, triệu chứng của bệnh sùi mào gà

Nốt sùi mào gà ở một bệnh nhân

Triệu chứng sùi mào gà ở nam

Thông thường mụn sùi xuất hiện ở rãnh quy đầu, bao quy đầu, miệng sáo, lỗ niêu đạo, có xuất hiện ở thân dương vật và bìu dương vật nhưng trường hợp ít gặp. Trong một số trường hợp các nốt sùi mào sẽ mọc bao phủ cả bộ phận sinh dục, các nếp gấp bẹn, xung quanh hậu môn và bên trong hậu môn. Ngoài ra, hiện tượng bệnh sùi mào gà cũng có thể xuất hiện ở khoang miệng, nách, chân....

Trường hợp nguy hiểm hơn khi công tác vệ sinh kém, hoặc có bệnh lậu kết hợp thì sùi mào gà có thể phát triển thành 1 khối lớn, màu đỏ, tiết dịch mùi hôi thối.

Triệu chứng sùi mào gà ở nữ giới

Sùi mào gà thường xuất hiện ở môi lớn, môi bé, âm vật, nhưng cũng có khi nó lan sâu vào sâu trong tử cung hoặc lan ra các khu vực xung quanh âm hộ, xung quanh và bên trong hậu môn, các nếp gấp bẹn do môi trường trong âm đạo thường ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và nhanh chóng lan sang các khu vực khác. Ngoài ra, các sùi mào gà có thể mọc ở mắt, miệng, họng tuy nhiên những trường hợp này thường hiếm gặp hơn sùi mào gà mọc ở bộ phận sinh dục.

Khi quan hệ tình dục thường có cảm giác đau đớn, dịch tiết âm đạo tiết ra nhiều và có mùi hôi khó chịu.

Bên cạnh các triệu chứng của bệnh sùi mào gà trên người bệnh còn có thể có bị sốt, cơ thể mệt mỏi.

Những dấu hiệu của bệnh sùi mào gà nếu không được điều trị nhanh chóng có thể tiếp tục lan rộng và sự phát triển của virus có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: gây ra những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, những nốt sùi mào gà dễ bị chảy máu gây ra những tổn thương cho niêm mạc, cũng như tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào cơ thể. Bệnh sùi mào gà cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh ung thư dương vật, ung thư cổ tử cung. Vì vậy khi thấy cơ thể có những dấu hiệu lạ cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Nếu như chẳng may bị bệnh thì có thể kịp thời để điều trị. Tuyệt đối không tự mua thuốc về điều trị mà chưa có bất kỳ sự thăm khám và hướng dẫn của bác sĩ.

Cách điều trị bệnh sùi mào gà

Hỏi:

Bác sĩ cho biết có những phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà nào?

Trả lời:

Với công nghệ y học phát triển hiện nay có khá nhiều cách điều trị sùi mào gà tiến bộ, hiệu quả hơn so với những bài thuốc truyền thống. Việc lựa chọn cách điều trị sùi mào cũng còn phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển bệnh của từng người. Đối với những bệnh nhân mới nhiễm bệnh và được phát hiện, thăm khám sớm sẽ có hướng điều trị đơn giản hơn so với người mắc bệnh giai đoạn nặng.

Phương pháp thứ : cách chữa trị bệnh sùi mào gà bằng bôi thuốc ngoài da. Sau khi được các bác sĩ thăm khám và kết luận mắc bệnh ở giai đoạn đầu, tức là những vùng nhú sùi mới bé như những nhú gai thì sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị bằng phương pháp bôi thuốc. Bệnh nhân được kê đơn thuốc chỉ định bôi vào những vùng nhú sùi nhằm kìm hãm, đẩy lùi sự phát triển của sùi mào gà. Đây được coi là phương pháp đơn giản mà lành tính trong các phương pháp chữa sùi mào gà. Vì thế nó có ưu điểm có thể áp dụng được cho cả nam giới cũng như nữ giới và cả phụ nữ có thai cũng có thể sử dụng. Tuy nhiên nó cũng có mặt hạn chế, liệu trình bôi thuốc ngoài da đối với sùi mào gà chỉ có tác dụng tốt đối với người mới mắc bệnh ở giai đoạn đầu.

Phương pháp thứ hai: Điều trị sùi mào gà bằng cách đốt, phương pháp điều trị này thường áp dụng cho bệnh nhân nặng. Hiện nay với sự phát triển của công nghệ y học đã có những phương pháp đốt sùi mào gà vô cùng hiện đại.

• Phương pháp đốt sùi mào gà bằng laser. Dùng tia laser đốt những sùi mào gà trên vùng da bị thương tổ nhằm loại bỏ chúng. Tuy nhiên với phương pháp đốt này có thể khiến những vùng da đó bị sưng đỏ, đau rát.

• Phương pháp điện li loại bỏ sùi mào gà. Với phương pháp này các y bác sĩ sẽ sử dụng điện cao tần đốt trực tiếp vào vùng bị thương tổn để loại bỏ những nhú sùi mào gà mà không gay đau đớn, chảy máu. Có thể nói đây là phương pháp đốt tiên tiến trong các phương pháp đốt sùi mào gà hiện nay

• Phương pháp se lạnh: phương pháp này dùng nito lỏng hoạc cacbondioxit xịt trực tiếp vào vùng da bị tổn thương nhằm diệt những nốt sùi. Phương pháp này có thể gây đau. Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp điều trị này có hạn chế là khả năng tái phát bệnh lại khá cao.

Phương pháp thứ ba: Điều trị bằng phương pháp dao LEEP. Đây được coi là cách điều trị sùi mào gà hiệu quả hiện nay. Phương pháp này sử dụng ánh sáng phản quang để đốt những nốt sùi mào gà, phương pháp này có thể tiêu diệt được tận gốc virus HPV.

Phương pháp thứ tư: Phương pháp điều trị bằng thuốc kháng sinh HPV. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh sùi mào gà sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh nhằm ngăn và tiêu diệt sự phát triển của virus HPV. Có thể nói đây là phương pháp điều trị từ gốc lên ngọn, khi virus bị khống chế triệt để, những vùng nhú sùi mào phát ra ngoài ra dần dần tự mất đi

Ngoài ra bệnh nhân có thể kết hợp với phương pháp những bài thuốc Đông y từ bên trong để nâng cao sức đề kháng

các giai đoạn đề điều trị dứt điểm bệnh sùi mào gà

Lộ trình điều trị bệnh sùi mào gà

Bài viết bạn quan tâm:

Cách phòng bệnh sùi mào gà hiệu quả

Một trong những lý do khiến cho bệnh sùi mào gà nguy hiểm và đáng sợ đó là sự đeo bám dai dẳng với người bệnh. Nếu bị nhiễm virus HPV người bệnh sẽ phải sống trọn đời với nó. Dù có được điều trị nhưng bệnh vẫn có thể tái phát bất cứ lúc nào. Vì vậy cách tốt để bảo vệ bạn đó là bạn phải biết những cách phòng tránh bệnh sùi mào gà hiệu quả, không để bản thân bị nhiễm bệnh. Dưới đây là những cách phòng tránh bệnh sùi mào gà hiệu quả mà các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh đã cung cấp.

dùng các biện pháp an toàn khi quan hệ đề tránh sùi mào gà

Bao cao su là cách phòng tránh sùi mào gà tốt

Tiêm vắc xin ngăn ngừa HPV phòng tránh sùi mào gà

Cả nam giới và nữ giới trong độ tuổi từ 9-26 nên đi tiêm vắc xin phòng ngừa HPV. Vắc xin không chỉ ngăn ngừa, phòng tránh bệnh sùi mào gà mà còn giúp chị em phụ nữ giảm nguy cơ bị ung thư cổ tử cung và ung thư. Vắc xin phòng ngừa HPV không được khuyến cáo dùng cho phụ nữ mang thai, và dị ứng với bất kỳ thành phần của vác-xin HPV.

Quan hệ tình dục an toàn để phòng tránh bệnh sùi mào gà

Không quan hệ tình dục với người đang nghi ngờ bị mắc bệnh sùi mào gà. Khi quan hệ tình dục phải sử dụng bao su, tuy nhiên dùng bao cao su không có nghĩa là bạn có thể yên tâm hoàn toàn mình không bị lây nhiễm virus HPV. Bởi vì khi quan hệ tình dục rất có thể dẫn đến những tổn thương ở bộ phận sinh dục nhưng bao cao su lại không thể bao phủ toàn bộ phận sinh dục nên nguy cơ bị nhiễm bệnh của bạn vẫn còn. Nhưng sử dụng bao cao su vẫn là cách tốt để bảo vệ bạn phòng tránh sùi mào gà khi quan hệ tình dục.

Không quan hệ với nhiều người, tốt nên chung thủy một vợ một chồng. Bạn càng quan hệ với nhiều thì nguy cơ bị bệnh của bạn của bạn càng cao.

Không sử dụng vật dụng cá nhân với người khác

Những vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn mặt, khắn tắm… tốt bạn không nên sử dụng với người khác. Đặc biệt với người có các dấu hiệu của bệnh sùi mào gà. Những vật dụng trên hoàn toàn có thể có vi khuẩn gây bệnh nếu như người bị bệnh sử dụng. Bạn cần nhớ 3 nguyên tắc phòng tránh bệnh sùi mào gà sau:

• Không nên mặc chung quần áo với người bị mắc bệnh sùi mào gà

• Không giặt chung quần áo với người mắc bệnh

• Quần áo của trẻ nhỏ nên giặt riêng với quần áo người lớn tránh các bé bị lây virus HPV

Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ

Cơ quan sinh dục rất dễ bị tổn thương và là nơi dễ cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Vì vậy vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ chính là một cách để phòng tránh lây các bệnh xã hội lây qua đường tình dục nói chung, và phòng tránh sùi mào gà nói riêng. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục, đặc biệt khi mới quan hệ xong, biển pháp này rất cần thiết bởi nó là một trong những nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà phổ biến .

Trang bị kiến thức về bệnh sùi mào gà

Tình trạng bệnh sùi mào gà đang ngày càng lan rộng trong xã hội hiện nay, một phần nguyên nhân đó là rất nhiều người thiếu hiểu biết về bệnh vì thế không thể chủ động phòng tránh và phát hiện bệnh sớm để điều trị, quan hệ tình dục lây bệnh cho người khác. Vì vậy, mỗi cá nhân phải nâng cao nhận thức của mình về bệnh sùi mào gà như: nguyên nhân gây bệnh, cách phòng và điều trị bệnh sùi mào gà hiệu quả.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng tránh sùi mào gà

Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần không chỉ giúp người bệnh nắm được tình trạng sức khỏe của mình và còn giúp phát hiện bệnh sớm. Bệnh sùi mào gà có thời gian ủ bệnh từ 2-9 tháng nên trong thời gian này bạn không thể tự mình phát hiện bệnh được mà phải trải qua xét nghiệm, thăm khám cụ thể. Nếu bạn đi kiểm tra sức khỏe định kỳ có thể bệnh sẽ được phát hiện sớm và giúp quá trình điều trị được dễ dàng và suôn sẻ hơn.

Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý

Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên và hợp lý, bổ sung thực phẩm dinh dưỡng cho cơ thể để tăng sức đề kháng của cơ thể ngăn ngừa các vi khuẩn có cơ hội để gây bệnh.

Khi thăm khám và điều trị bệnh nên dẫn theo vợ/chồng

Bạn phòng tránh bệnh sùi mào gà tốt nhưng nếu đối phương có bệnh thì nguy cơ bạn bị bệnh vẫn rất cao. Vì thế nên kiểm tra cả vợ cả chồng. Nếu bạn không may bị bệnh nên tiến hành điều trị cho cả bạn tình của mình.

Trên đây là giải đáp về các câu hỏi: Biểu hiện của bệnh sùi mào gà thế nào? Điều trị sùi mào gà ra sao? Và phòng tránh sùi mào gà thế nào để không bị lây nhiễm? được đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh chia sẻ. Nếu bạn còn thắc mắc gì về căn bệnh xã hội này thì còn chần chừ gì nữa, hãy nhấc máy lên và gọi tới số 0386.977.199 để được tư vấn trực tiếp.

Đánh giá: 
Bệnh sùi mào gà: Triệu chứng, Điều trị và Phòng ngừa
Điểm trung bình:  8.0 /  10 (  182 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?