Cách vệ sinh sau khi đốt sùi mào gà?

Lượt xem: 11569

Quá trình đốt sùi mào gà là việc không hề đơn giản và công tác vệ sinh sau đốt cũng là việc làm không phải dễ thực hiện. Rất nhiều người bệnh bị tái phát bệnh sùi mào gà trở lại hay xuất hiện những biến chứng nguy hiểm do những sai lầm sau khi vệ sinh sau đốt. Vậy cách vệ sinh sau khi đốt sùi mào gà như thế nào?

Cách vệ sinh sau khi đốt sùi mào gà thế nào?

Sau đây là cách vệ sinh sau khi đốt sùi mào gà sạch sẽ và đúng cách bạn nên thực hiện:

- Ngay sau khi đốt sùi mào gà không nên rửa nước ngay, bạn nên để 24h sau mới nên rửa các vùng đốt sùi mào gà.

- Vệ sinh những vị trí đốt sùi mào gà sạch sẽ bằng dung dịch theo chỉ định của các bác sĩ hoặc có thể sử dụng nước muối loãng để rửa. Sau khi rửa xong, bạn nên dùng khăn mềm lau khô, không để những tổn thương này bị ẩm ướt.

Cách vệ sinh sau khi đốt sùi mào gà tốt

Cách vệ sinh sau khi đốt sùi mào gà thế nào tốt ?

Lưu ý khi sử dụng dung dịch để rửa vết thương sau khi đốt sùi mào gà: dùng những dung dịch được bác sĩ chỉ định, không tự ý mua những dung dịch khác để sử dụng. Nếu rửa bằng nước muối loãng phải dùng dung dịch muối loãng bán tại các cơ sở y tế không được tự ý pha chế để sử dụng.

Với những vị trí đốt sùi mào gà tại bộ phận sinh dục người bệnh cần hết sức lưu ý khi vệ sinh, đặc biệt là vệ sinh sau khi đi tiểu hoặc đại tiện. Không được để nước tiểu hay phân dính vào các tổn thương sau đốt sùi mào gà, vì vi khuẩn ở nước tiểu, phân có thể khiến cho các tổn thương bị viêm nhiễm. Bạn có thể dùng băng gạc băng kín các tổn thương trước khi đi vệ sinh, sau khi đi vệ sinh xong vẫn phải vệ sinh sạch sẽ bằng nước sạch.

- Không được sử dụng giấy vệ sinh hay khăn ướt để lau vì nó có thể khiến cho vùng đốt sùi mào gà này bị kích ứng. Bạn nên chuẩn bị chiếc khăn mềm và sạch để lau khô vùng này.

- Không đi bơi lội tại các bể bơi công cộng, đặc biệt không được bơi tại sông khi những vết thương sùi mào gà còn chưa khỏi hẳn. Vì việc bơi lội tại các hồ bơi hay sông có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công khiến cho những tổn thương lâu khỏi hơn, thậm chí nguy hiểm hơn có thể khiến bệnh tái phát trở lại.

- Mặc quần áo rộng và thoáng mát để vùng đốt sùi mào gà được khô thoáng và không bị bết dính.

Ngoài thông tin về cách vệ sinh sau khi đốt sùi mào gà, các bài viết có thể bạn quan tâm:

Những lưu ý khác sau khi đốt sùi mào gà

Bên cạnh việc thực hiện các cách vệ sinh sau khi đốt sùi mào gà sạch sẽ và đúng cách, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau để những vết đốt được nhanh chóng lành lại.

Không quan hệ tình dục: bạn nên kiêng quan hệ tình dục trong khoảng thời gian để các tổn thương sau đốt được lành lại. Vì nếu quan hệ trong khoảng thời gian này có thể khiến cho các tổn thương bị ảnh hưởng và khiến nguy cơ bạn bị bệnh trở lại tăng lên. Bạn nên quan hệ sau khi những vùng đốt sùi mào gà đã khỏi hẳn và nhận được sự tư vấn của bác sĩ.

Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể: nên ăn sữa chua, sữa, tỏi, cà chua, sắn. Tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả, sử dụng nhiều thịt đỏ để bổ sung máu, bổ sung vitamin A, C cho cơ thể. Hạn chế ăn những thực phẩm như hải sản, các đồ ăn cay nóng. Kết hợp ăn uống với cách cách vệ sinh sau khi đốt sùi mào gà để các vết thương nhanh khỏi hơn.

Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý: sau khi đốt sùi mào người bệnh nên dành một khoảng thời gian nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe, hạn chế vận động nặng. Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, không để bản thân bị căng thẳng mệt mỏi.

Khi thấy những dấu hiệu bất thường tại các vị trí đốt sùi mào gà như chảy máu, đau nhức, có dịch mủ thì nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để các bác sĩ có thể kiểm tra và đưa ra hướng xử lý.

Trên đây là những thông tin về cách vệ sinh sau khi đốt sùi mào gà. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ có thể giúp những người bệnh sau khi đốt sẽ biết cách vệ sinh vùng đốt sùi mào gà. Nếu như còn những thắc mắc liên quan đến vấn đề này hay bất cứ những vấn đề khác liên quan đến các bệnh xã hội có thể liên hệ với phòng khám đa khoa Hưng Thịnh qua số điện thoại 0386.977.199 để chúng tôi có thể tư vấn cho bạn.

Đánh giá: 
Cách vệ sinh sau khi đốt sùi mào gà?
Điểm trung bình:  7.0 /  10 (  41 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?