- Trang chủ /
- Bệnh xã hội /
- Sùi mào gà /
- Vắc xin phòng bệnh sùi mào gà
Vắc xin phòng bệnh sùi mào gà
-
Cập nhật lần cuối: 28-10-2017 17:15:45
-
Hiện nay bệnh sùi mào gà đã có thể được phòng ngừa bởi cách tiêm vacxin phòng bệnh sùi mào gà. Tuy nhiên, vacxin sùi mào gà có đối tượng áp dụng định và có những lưu ý khi tiêm phòng.
Vacxin phòng bệnh sùi mào gà
Vacxin phòng bệnh sùi mào gà là vắc xin được tiêm vào cơ thể để ngăn ngừa sự xâm nhập của virus HPV gây bệnh sùi mào gà khi chưa mắc bệnh. Ngoài ra, vacxin phòng bệnh sùi mào gà có thể được dùng kết hợp với những phương pháp điều trị nhằm nâng cao hiệu quả chữa bệnh.
Tiêm vacxin phòng bệnh sùi mào gà
Đối tượng được chỉ định tiêm vacxin sùi mào gà
Đối tượng được khuyến cáo tiêm vacxin phòng bệnh sùi mào gà là nam và nữ trong độ tuổi từ 12 đến 26 tuổi chưa quan hệ tình dục. Ngoài ra, những bé nam và bé gái từ 9 đến 12 tuổi cũng có thể được tiêm phòng theo sự chỉ định của bác sĩ.
Những trường hợp trên 26 tuổi vẫn có thể tiêm phòng vắc xin nhưng hiệu quả sẽ khó được đảm bảo.
Đối tượng chống chỉ định với tiêm vacxin ngừa sùi mào gà
Những người bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của vắc xin tuyệt đối không nên tiêm phòng. Với những trường hợp này cần nói chuyện với bác sĩ để có hướng xử lý khác.
Phụ nữ mang thai cũng không được khuyến khích tiêm chủng loại vắc xin này vì nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Những người đang mắc bệnh lý nào đó ở tình trạng nặng không nên tiêm phòng mà phải đợi cho đến khi bệnh đỡ hơn hoặc khi bệnh khỏi hẳn mới thực hiện tiêm phòng.
Các loại vacxin chống sùi mào gà
Hiện nay có 3 loại vacxin ngừa sùi mào gà được sử dụng đó là:
Cervarix: Đây là loại vắc xin được sử dụng để ngăn chặn sự tấn công của virus HPV chủng loại 16 và 18. Đây là hai chủng loại có khả năng gây ra ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Vắc xin này chỉ cho hiệu quả ở những đối tượng chưa quan hệ tình dục.
Gardasil và Gardasil 9: Hai loại vắc xin này được sử dụng để ngăn ngừa nguy cơ biến chứng ung thư cổ tử cung, âm đạo và hậu môn ở những trường hợp nhiễm virus HPV chủng 11 và 6. Vắc xin này được chỉ định dùng cho cả nam và nữ giới từ độ tuổi 12 đến 60, những người đã quan hệ tình dục và mắc bệnh sùi mào gà hoặc đã tiến hành điều trị sùi mào gà nhưng vẫn chưa được chữa khỏi dứt điểm.
Lịch tiêm vacxin sùi mào gà
Lịch tiêm vacxin phòng bệnh sùi mào gà được Bộ Y Tế đưa ra cụ thể như sau:
Mũi 1: Thời điểm bác sĩ chỉ định tiêm vắc xin.
Mũi 2: Mũi nhắc lại được tiêm sau khoảng 2 tháng sau khi tiêm liều đầu tiên.
Mũi 3: Sau 6 tháng, người bệnh sẽ được tiêm nhắc lại liều thứ 3.
Các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh nhận định: Người bệnh nên tiêm đủ 3 mũi mới có thể đảm bảo hiệu quả phòng bệnh. Nếu như có thể tiêm đủ 3 mũi trước 26 tuổi là tốt .
Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêm vacxin sùi mào gà
Vacxin phòng bệnh sùi mào gà có thể gây ra một số những phản ứng phụ không mong muốn nhưng mức độ đe dọa tính mạng người bệnh thì rất hiếm gặp. Theo kết quả nghiên cứu từ Bộ Y Tế cho thấy: Người bệnh có thể bị đau (8 người trên 10 người); bị sưng đỏ tại chỗ tiêm (khoảng một người trong bốn); ngứa ở chỗ tiêm (khoảng 1 người trong 30 người); sốt nhẹ 37 độ C (khoảng 1 người trong 10 người). Những triệu chứng này không kéo dài và sẽ tự biến mất.
Tuy nhiên cũng có những phản ứng của cơ thể nguy hiểm mà người bệnh phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ đó là: sốt cao, có sự mất kiểm soát hành vi. Các dấu hiệu phản ứng dị ứng như: khó thở, khàn giọng, hoặc thở khò khè, phát ban đỏ, nhịp tim nhanh và chóng mặt.
Trên đây là những thông tin về vacxin trị sùi mào gà. Nếu như bạn còn cần tư vấn có thể liên lạc với phòng khám chúng tôi qua số điện thoại 0386.977.199 để nhận được tư vấn nhanh và chi tiết .
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Biểu hiện mụn cóc ở dương vật và cách chữa trị
Bệnh mụn cóc ở dương vật là một trong những căn bệnh lây truyền qua con đường tình dục và phổ biến . Bệnh có thể sẽ gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe của ngư...Xem chi tiết
-
Đốt laser mụn cóc có đau không?
“Chào bác sĩ của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, cháu là Minh ở Hưng Yên, năm nay cháu 25 tuổi. Cháu bị mụn cóc cũng khá lâu rồi nhưng lười và ngại đi khám. Dạo này cháu thấy nó phát triển...Xem chi tiết
-
Sùi mào gà có chữa được không
Sùi mào gà có chữa được không là lo lắng mà nhiều bệnh nhân cùng quan tâm khi phát hiện mình mắc phải căn bệnh xã hội này. Hỏi: Chào bác sĩ! Em 45 tuổi, đã có gia đình và 2 con. Do tính chất cô...Xem chi tiết
-
Sùi mào gà có lây qua nước bọt không
Nhiều người muốn biết: Sùi mào gà có lây qua nước bọt không? để kịp thời phòng tránh và điều trị. Điển hình như trường hợp của bạn Như trong bài viết dưới đây: Hỏi: Thưa chuyên gia...Xem chi tiết
-
Bị sùi mào gà có được quan hệ không?
Một trong những vấn đề mà nhiều người bị bệnh sùi mào gà thường thắc mắc đó là bị sùi mào gà có được quan hệ được không?. Theo ý kiến từ các chuyên gia bệnh xã hội phòng khám đa khoa Hư...Xem chi tiết
-
Bệnh sùi mào gà có lây qua đường máu không?
Bệnh sùi mào gà có lây qua đường máu không? là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc gửi về cho chúng tôi trong thời gian gần đây. Vì thế để giúp bạn đọc có những thông tin cần thiết các bác...Xem chi tiết