Mẹ bị sùi mào gà có cho con bú được không?

  • Cập nhật lần cuối: 19-09-2017 15:50:21
Lượt xem: 3931

Hầu hết các bà mẹ bị sùi mào gà đều có chung một thắc mắc: Mẹ bị sùi mào gà có cho con bú được không? Để có câu trả lời chính xác cho vấn đề này, chuyên gia phòng khám chúng tôi sẽ chọn ra một lá thư điển hình để giải đáp như sau:

Hỏi: Thưa bác sĩ phòng khám Hưng Thịnh, tôi vừa mới sinh cháu thứ 2 được 4 tháng thì phát hiện mình mắc sùi mào gà do bị lây từ chồng, dù rất bực bội nhưng điều tôi quan tâm tại thời điểm hiện tại đó là: Bị sùi mào gà có nên cho con bú không? Mong bác sĩ sớm giải đáp giúp tôi thắc mắc này. Tôi xin cảm ơn!

(Kim Liên – Hà Nội)

Trả lời: Chào Liên, thắc mắc mẹ bị sùi mào gà có cho con bú được không của bạn cũng là nỗi bận tâm chung của rất nhiều bà mẹ bị sùi mào gà trong giai đoạn cho con bú. Với vấn đề này các chuyên gia xin được lý giải như sau:

Mẹ bị sùi mào gà có cho con bú được không?

Với câu hỏi: Mẹ bị sùi mào gà có nên cho con bú không? Các chuyên gia xin trả lời là: Không nên cho con bú khi bà mẹ bị sùi mào gà, bởi vì trẻ có thể lây bệnh từ mẹ qua một số con đường cụ thể như:

- Sùi mào gà có thể xuất hiện ở khắp các bộ phận trên cơ thể, kể cả núm vú. Vì thế, khi đứa trẻ bú sẽ tiếp xúc trực tiếp với nốt sùi, dẫn đến nguy cơ trẻ bị sùi mào gà ở miệng là rất cao.

Bệnh sùi mào gà có cho con bú được không?

- Virus sùi mào gà cũng có thể di chuyển từ cơ thể mẹ theo dòng sữa đi vào đứa trẻ.

- Đặc biệt đối với trẻ đang bắt đầu mọc răng, khi bú chúng thường cắn đầu vú của mẹ. Điều này gây nên các vết xước, tạo cơ hội thuận lợi cho virus HPV lây nhiễm hình thành các vết sùi ở miệng, ở lưỡi, vòng họng hoặc amidan của trẻ.

- Ở trường hợp của Liên, vì con bạn mới được 4 tháng tuổi, thế nên miễn dịch của bé vô cùng yếu. Nếu không may chạm vào dịch bệnh từ các nốt sùi của mẹ chảy ra, khả năng bé bị sùi mào gà ở tay, chân hay các bộ phận khác trên cơ thể là rất cao.

Nhìn chung, trẻ bị sùi mào gà là vô cùng nguy hiểm. Bởi sức đề kháng của trẻ con rất yếu, vì thế bệnh sẽ nhanh chóng phát triển và lan rộng ra toàn cơ thể. Bên cạnh đó, khi các nốt sùi đã to nó có thể chứa mủ và loét ra gây đau đớn, làm trẻ hay quấy khóc, chán ăn, nôn trớ, suy dinh dưỡng, viêm họng, tổn thương đường hô hấp…

Liên thân mến! Với trường hợp của bạn các chuyên gia cho rằng cả hai mẹ con nên đi khám và chữa trị sùi mào gà càng sớm càng tốt. Bởi, như đã chia sẻ ở một số bài viết trước thời gian ủ bệnh của sùi mào gà kéo dài từ 2 - 9 tháng. Vì thế, bạn có thể đã bị bệnh và lây cho bé trước khi phát hiện. Đồng thời, khi đi khám bạn nên chọn đến các cơ sở y tế, phòng khám bệnh xã hội uy tín để đảm bảo được chẩn đoán và áp dụng phương pháp chữa trị phù hợp .

Ngoài ra, ở thời điểm hiện tại các chuyên gia cũng khuyên Liên nên áp dụng các biện pháp phòng tránh bệnh sùi mào gà sang con như sau:

  • Hạn chế tiếp xúc thân mật với con, vì như đã nói ở trên các nốt sùi có thể rỉ dịch dính vào cơ thể đứa trẻ khi bà mẹ ôm, hôn…
  • Đồ chơi, đồ dùng của trẻ nên để ở một vị trí tách biệt để tránh dính dịch bệnh từ vật dụng của mẹ.

Có thể dùng sữa ngoài để thay thế, tuy nhiên sữa mẹ vẫn có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển đầu đời của đứa trẻ. Vì thế, nếu được nên cho trẻ bú nhờ người khác. Ngoài ra cũng nên bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và phải được kiểm định chất lượng chặt chẽ. Bởi giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ rất yếu nếu dễ bị đi ngoài, ngộ độc, rối loạn tiêu hóa… Có thể dùng dụng cụ hút sữa, vắt sữa để gián tiếp giúp trẻ được bú sữa mẹ.

Trên đây là thông tin về: Mẹ bị sùi mào gà có cho con bú được không hay bị sùi mào gà có nên cho con bú? Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn có câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc của mình, để từ đó đưa ra cách khắc phục phù hợp. Chúc hai mẹ con nhiều sức khỏe!

Chia sẻ:

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?