Sùi mào gà ở tay biểu hiện thế nào? Hình ảnh sùi mào gà ở tay?

  • Cập nhật lần cuối: 07-07-2018 10:19:43
Lượt xem: 14654

Mọi người thường thấy sùi mào gà xuất hiện ở bộ phận sinh dục, ở mắt, ở miệng, nhưng ít người biết rằng bệnh sùi mào gà cũng có thể xuất hiện ở tay. Vì thế để có cái nhìn chính xác về căn bệnh trên, bài viết dưới đây chúng tôi xin đề cập đến bệnh sùi mào gà ở tay như sau:

Sùi mào gà ở tay có nguy hiểm không?

Dù không thường gặp nhưng bệnh sùi mào gà ở tay cũng đem đến hậu quả khôn lường cho người mắc phải. Cụ thể bệnh có thể khiến người mắc e ngại không dám giao tiếp với người xung quanh, thậm chí khi các nốt sùi phát triển to, bệnh nhân không thể mặc được các loại áo tay ngắn làm cảm giác tự ti, xấu hổ ngày một tăng lên. Bên cạnh đó, vì vị trí của các nốt sùi là ở tay, mà bộ phận này lại có tác dụng khá quan trọng trong việc đảm nhiên thực hiện công việc hàng ngày bởi vậy khó tránh được tình trạng virus gây bệnh có thể lây lan sang nhiều bộ phận khác gây đau đớn, khó khăn cho công tác điều trị sùi mào gà. Bệnh sùi mào gà ở tay có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như: sùi mào gà ở tay chân, sùi mào gà ngón tay, lòng bàn tay, cánh tay, bắp tay, ngón tay...

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở tay

Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm là vậy. Vì thế biết được nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà là một trong những cách làm đơn giản giúp mọi người giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh.

Sùi mào gà mọc ở tay có nguy hiểm?

Theo đó, bệnh sùi mào gà ở tay xuất hiện là do một loại virus có tên Human papilloma (HPV) gây ra. Đây là loại virus có tới hàng trăm chủng khác nhau và có khoảng 70 chủng có khả năng gây u nhú trên cơ thể người.

Theo đánh giá của các chuyên gia virus HPV rất dễ lây lan, hơn nữa sau khi ra khỏi cơ thể nó có thể tồn tại trong một thời gian dài. Vì thế có rất nhiều con đường có thể truyền nhiễm bệnh sùi mào gà ở tay cũng như các bộ phận khác. Cụ thể như sau:

- Lây qua quan hệ tình dục không an toàn: Có tới 98% người bệnh nhiễm virus HPV là do con đường này gây ra.

- Lây qua vết thương hở: Bệnh sùi mào gà ở tay có thể lây nhiễm qua việc vết thương hở bị tiếp xúc với dịch bệnh.

- Lây qua vật trung gian: đồ dùng cá nhân, nhà vệ sinh, buồng tắm, là nơi trú ngụ tuyệt vời của virus HPV. Bởi vậy nếu để tay tiếp xúc với nguồn bệnh có khả năng mọi người có thể bị bệnh sùi mào gà ở tay.

Triệu chứng sùi mào gà ở tay

Dấu hiệu sùi mào gà ở tay khá giống với dấu hiệu của bệnh sùi mào gà ở các bộ phận còn lại như: Ban đầu trên niêm mạc vùng tay của người bệnh xuất hiện các u nhú mọc rời rạc, ẩm ướt có màu hồng nhú lên như những nhú gai, nhưng không gây ra cảm giác đau đớn. Sau một thời gian các u sùi này sẽ phát triển to lên, đồng thời liên kết với nhau thành đám sùi lớn như hoa súp lơ, khi dùng ngón tay ấn vào người bệnh có thể thấy mủ chảy ra.

Khi đạt đến một kích thước định các nốt sùi này sẽ tự động loét ra và tiết dịch gây ảnh hưởng không nhỏ đến yếu tố thẩm mỹ. Đồng thời, dịch tiết này có thể dính vào các bộ phận khác trên cơ thể hoặc dính lên các đồ vật xung quanh khiến tăng nguy cơ truyền nhiễm cho người thường.

Cách chữa sùi mào gà ở tay thế nào?

Cách chữa bệnh sùi mào gà ở tay cũng tương tự như cách chữa sùi mào gà ở nhiều vị trí khác trên cơ thể. Tuy nhiên, tay là bộ phận dễ điều trị hơn sùi mào gà ở cơ quan sinh dục. Khi bạn nhận thấy những triệu chứng sùi mào gà ở tay mà chúng tôi nói ở trên bạn cần phải tìm cách trị sùi mào gà ở tay càng sớm càng tốt, bởi bệnh để lâu sẽ dễ lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể và dẫn tới những biến chứng rất nguy hiểm. Điều này rất dễ xảy ra, bởi tay là bộ phận mà bạn hay tiếp xúc với nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, tạo điều kiện cho virus HPV lây lan sang các bộ phận này.

Bài viết có thể bạn quan tâm
Sùi mào gà ở mắt có nguy hiểm không?
Sống chung với bệnh sùi mào gà chỉ vì không cẩn thận!

Vì thế, để tránh không mắc phải bệnh sùi mào gà ở tay cũng như các bộ phận khác trên cơ thể, mọi người nên áp dụng các biện pháp phòng bệnh phù hợp như:

- Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, là sau khi tiếp xúc với những nguồn dễ gây bệnh.

- Giữ gìn vệ sinh nơi ở, cũng như vệ sinh công cộng.

- Tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể bằng cách: Cung cấp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng, hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích, đồ ăn nhiều dầu mỡ. Xây dựng đời sống lành mạnh, chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng.

- Kiểm tra định kỳ thường xuyên hoặc đến ngay phòng khám chữa bệnh xã hội khi có các triệu chứng của bệnh.

- Xử lý vết thương hở ở tay cũng như các tổn thương ở bộ phận khác để giảm thiểu nguy cơ bị virus sùi mào gà xâm nhập.

Trên đây là những thông tin về: Sùi mào gà ở tay. Mong rằng với những gì chúng tôi vừa chia sẻ, sẽ giúp mọi người hiểu hơn về căn bệnh sùi mào gà từ đó có cách nhận biết, xử trí kịp thời trong trường hợp mắc bệnh.

Chia sẻ:

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?