Dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới và cách điều trị

  • Cập nhật lần cuối: 16-05-2020 20:34:22
Lượt xem: 38233

Bệnh lậu ở nữ giới là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ nhưng tình trạng bệnh thường phổ biến ở nữ giới hơn. Năm 2014, bệnh lậu ở phụ nữ ảnh hưởng đến hơn 162.000 phụ nữ. Nếu không được điều trị, nó có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, bao gồm vô sinh ở nữ. Một số dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới và cách chữa trị bệnh lậu ở nữ giới chúng tôi xin được trình bày trong bài viết dưới đây.

Bệnh lậu ở nữ giới là gì?

Bệnh lậu ở phụ nữ là một nhiễm trùng do vi khuẩn lậu Neisseria horrnohoeae lây truyền qua hoạt động tình dục. Quan hệ tình dục bằng đường âm đạo, đường miệng hay hậu môn đều có nguy cơ lây nhiễm như nhau.

Bệnh lậu ở nữ giới không truyền từ bồn cầu – nhà vệ sinh hay tay nắm cửa, nhưng có thể lây qua đồ dùng cá nhân. Vi khuẩn lậu chỉ tồn tại trên bề mặt ẩm ướt trong cơ thể và được tìm thấy nhiều trong âm đạo và cổ tử cung.

• Triệu chứng của bệnh lậu ở nữ giới là gì? Phụ nữ mắc bệnh lậu thường có biểu hiện kín, có thể không có triệu chứng.

• Trong số những người bị nhiễm lậu, 50% đến 70% cũng sẽ bị nhiễm Chlamydia, một loại vi khuẩn gây STD khác.

• Bệnh lậu ở phụ nữ có thể được điều trị bằng kháng sinh.

• Bệnh lậu ở nữ giới có thể gây ra bệnh viêm vùng chậu (PID), áp xe vú và buồng trứng, thậm chí là vô sinh.

Triệu chứng bệnh lậu ở nữ bệnh nhân

Dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới

Bệnh lậu ở phụ nữ có biểu hiện gì? Các dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới và triệu chứng sớm của bệnh lậu ở nữ giới có thể rất khó phát hiện. Khả năng phát triển các triệu chứng một phần phụ thuộc vào giới tính của bạn. Hầu hết phụ nữ bị nhiễm bệnh lậu không có triệu chứng, đặc biệt là ở giai đoạn đầu của nhiễm trùng. Nếu bạn có các triệu chứng, chúng thường rất nhẹ và dễ bị nhầm lẫn thành bệnh viêm bàng quang hay nhiễm trùng âm đạo.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lậu ở nữ giới có thể gây ra các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng, ngay cả khi bạn không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Bệnh lậu là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng vùng chậu nặng với viêm các ống dẫn trứng và buồng trứng. Một số triệu chứng của bệnh lậu ở nữ giới bạn có thể tham khảo:

• Đi tiểu thường xuyên, có thể xuất hiện mủ vàng khi đi tiểu.

• Đau và rát khi đi tiểu

• Khí hư âm đạo ra nhiều hơn bình thường

• Chảy máu ở giữa chu kỳ kinh nguyệt

• Đau ở vùng bụng dưới, hoặc vùng xương chậu

Dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh lậu ở nữ tùy thuộc vào nơi bạn bị nhiễm vi khuẩn lậu. Các dấu hiệu và triệu chứng ở các bộ phận khác của cơ thể bao gồm:

• Vùng hậu môn: ngứa hậu môn, chảy dịch nhầy, đi ngoài ra máu tươi, hoặc đau ở vùng bụng

• Mắt: đau, ngứa, nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mũi.

• Cổ họng: đau cổ họng, sưng bên trong cổ họng.

• Các khớp (như đầu gối): nóng, đỏ, sưng, hoặc đau trong khi vận động.

Nhiễm trùng đường tiết niệu của ống dẫn trứng có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng, đau đớn của khung chậu được gọi là bệnh viêm vùng chậu (PID). PID chỉ xảy ra trong 10% -40% phụ nữ bị nhiễm trùng lậu cầu tử cung.

Các triệu chứng của nhiễm trùng vùng chậu bao gồm sốt, đau vùng chậu, đau bụng, hoặc đau khi giao hợp. Nhiễm trùng khung chậu có thể dẫn đến khó khăn trong việc mang thai hoặc thậm chí vô sinh vì tổn thương ống dẫn trứng hoặc cổ tử cung bị tắc nghẽn.

Đôi khi, nếu nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng, khu vực bị nhiễm trùng sẽ hình thành áp xe (áp xe buồng trứng) có thể đe dọa tính mạng và khi đó phải can thiệp bằng phẫu thuật. Ở những người bị suy giảm chức năng miễn dịch trầm trọng như AIDS hoặc đang điều trị ức chế miễn dịch tình trạng còn khó kiểm soát hơn.

Tác hại của bệnh lậu ở nữ giới

- Bệnh lậu ở phụ nữ làm suy giảm ham muốn tình dục, gây đau đớn, khó chịu và mất tự tin khi quan hệ tình dục

- Ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân do những tổn thương mà bệnh lậu ở phụ nữ gây ra trên cơ thể bệnh nhân. Chức năng bài tiết của cơ thể bệnh nhân cũng suy giảm.

- Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới, đường tiết niệu ở phụ nữ ngắn nên rất dễ nhiễm bệnh.

- Có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng mà bệnh lậu ở phụ nữ có thể gây ra như: viêm cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng, viêm lộ tuyến tử cung,..

- Phụ nữ đang mang thai mà không may mắc bệnh lậu thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Màng ối có nguy cơ nhiễm lậu cầu rất cao nên dễ xảy ra sinh non. Nếu người mẹ đẻ con qua đường sinh dục như bình thường thì những khuẩn lậu trú ở âm đạo phụ nữ sẽ rất dễ lây sang trẻ sơ sinh. Vi khuẩn lậu có thể gây mù lòa đối với trẻ sơ sinh, nếu không cẩn thận có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

- Ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân: người bị bệnh lậu ở nữ giới thường cảm thấy hoang mang, lo lắng cho tính mạng khi gặp phải căn bệnh này. Suy nghĩ nhiều do sợ người khác kỳ thị, xa lánh. Điều này cũng gián tiếp gây ảnh hưởng đến công việc cũng như học tập của người bệnh.

- Bệnh lậu ở phụ nữ có thể gây viêm trực tràng, viêm hậu môn, viêm đường tiết niệu (viêm niệu quản, viêm bàng quang, viêm thận cấp tính --> ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh).

Cách phòng ngừa bệnh lậu ở nữ giới

- Không quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh lậu, hoặc đối tượng nghi ngờ bị bệnh lậu hoặc các bệnh xã hội khác.

- Sống chung thủy một vợ một chồng. Điều này không những giúp bạn phòng tránh bệnh lậu ở phụ nữ mà còn có thể tránh được nhiều bệnh xã hội khác như: bệnh sùi mào gà, bệnh giang mai, mụn rộp sinh dục, HIV,..

- Quan hệ tình dục an toàn, luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ. Tuy nó không thể giúp bạn phòng tránh bệnh lậu 100% nhưng xác suất bị lây nhiễm bệnh sang bạn nếu bạn tình của bạn bị bệnh lậu cũng sẽ giảm đi rất nhiều.

- Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người khác như: khăn mặt, khăn tắm, chậu rửa mặt, giặt chung quần áo,..

- Điều trị bệnh lậu ở nữ giới ngay khi có các biểu hiện của bệnh mà chúng tôi nói ở trên. Bạn điều trị càng sớm thì khả năng khỏi bệnh càng cao, chi phí càng thấp, thời gian điều trị nhanh hơn.

Bệnh lậu ở nữ giới được điều trị như thế nào?

Bác sĩ sẽ cho bạn kháng sinh để điều trị bệnh lậu ở nữ giới. Thuốc kháng sinh thường là dạng thuốc uống. Mặc dù kháng sinh có thể chữa bệnh lậu, nhưng nó không thể khắc phục được hết tất cả các tác hại mà bệnh lậu ở phụ nữ đã từng gây ra cho cơ thể. Vì lý do này, điều quan trọng là bạn phải đi khám phát hiện triệu chứng và điều trị bằng kháng sinh càng sớm càng tốt.

Để thuốc kháng sinh hoạt động hiệu quả , bạn tuân thủ theo đơn thuốc bác sĩ kê cho bạn. Uống thuốc đều đặn ngay cả khi các dấu hiệu bệnh lậu ở nữ đã biến mất. Tuyệt đối không dùng chung thuốc kháng sinh hay chia sẻ thuốc với bất kỳ ai, vì liệu trình điều trị bệnh lậu ở mỗi người là khác nhau.

Bệnh lậu ở nữ giới dễ điều trị. Nhưng bạn cần phải kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu bạn bị lậu, bạn nên:

• Hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Thuốc kháng sinh sẽ điều trị tốt bệnh lậu ở phụ nữ, nhưng chúng sẽ không khắc phục được tất cả các tổn thương vĩnh viễn nào đối với các cơ quan sinh sản của bạn.

• Tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ. Ngay cả khi các triệu chứng bệnh lậu ở nữ biến mất, bạn vẫn phải tiếp tục dùng thuốc đến khi bác sĩ chỉ định ngưng dùng thuốc.

• Tránh quan hệ tình dục cho đến khi bạn và (những) đối tác của bạn đã được điều trị và chữa trị. Ngay cả sau khi bạn chấm dứt đợt điều trị bệnh lậu ở nữ giới bằng kháng sinh, bạn có thể bị bệnh lậu trở lại nếu bạn quan hệ tình dục với một người mắc bệnh lậu.

• Nói với bạn tình của bạn để họ có thể được kiểm tra và điều trị. Bạn có nguy cơ bị tái mắc bệnh lậu nếu bạn tình của bạn có virus lậu mà không được điều trị.

• Hãy gặp bác sĩ một lần nữa nếu các triệu chứng bệnh lậu ở nữ không biến mất trong vòng vài ngày sau khi kết thúc đợt sử dụng kháng sinh.

Phần lớn nữ giới bị nhiễm bệnh sẽ không có các dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới nhưng nhiễm trùng có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho hệ thống sinh sản và dẫn đến vô sinh, sảy thai và thai chết lưu. Nếu bạn nghĩ rằng mình đang có triệu chứng của bệnh lậu ở nữ, bạn có thể đến phòng khám Hưng Thịnh địa chỉ Số 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội hoặc gọi vào số điện thoại 0386.977.199 để được tư vấn miễn phí.

Chia sẻ:

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?