Giang mai khi mang thai: Nguyên nhân và Điều trị

Lượt xem: 6101

Giang mai khi mang thai tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thai phụ mà còn gây lây nhiễm sang cho thai nhi. Để phòng tránh được bệnh giang mai khi mang thai, chị em cần biết được nguyên nhân gây bệnh giang mai ở phụ nữ mang thai. Một số thông tin cơ bản dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin trong việc phòng tránh giang mai khi mang thai và cách điều trị bệnh giang mai khi mang thai nếu chẳng may mắc bệnh.

Bệnh giang mai khi mang thai do đâu?

Bất kể chị em nào cũng có thể mắc bệnh giang mai khi mang thai nếu như không có sự phòng tránh bệnh trước đó. Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh giang mai khi mang thai? Chuyên gia của phòng khám Hưng Thịnh cho biết: “Nguyên nhân dẫn đến giang mai khi mang thai cũng giống như nguyên nhân gây bệnh giang mai ở những đối tượng khác. Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân dẫn đến lây nhiễm bệnh”. Cụ thể như sau:

- Bị giang mai khi mang thai do lây truyền qua đường tình dục: Trong giai đoạn mang thai nếu như bạn có quan hệ tình dục mà không có sự bảo vệ thì bạn vẫn có nguy cơ lây nhiễm bệnh như thường. Thậm chí, khả năng lây nhiễm bệnh giang mai trong thời kỳ này còn cao hơn vì hệ miễn dịch của chị em khi mang thai kém hơn rất nhiều.

Mac benh giang mai khi mang thai

Bị giang mai khi mang thai nguyên nhân do đâu?

- Tiếp xúc gián tiếp cũng là nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị giang mai: Xoắn khuẩn giang mai có thể lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua sự tiếp xúc với các vật dụng sinh hoạt như quần áo, chăn gối, đồ dùng cá nhân, nhà vệ sinh, khăn tắm... có chứa dịch tiết máu, mủ của người bệnh.

- Phụ nữ mang thai bị bệnh giang mai do lây qua đường máu: Bệnh nhân mắc bệnh giang mai mà thực hiện hiện hiến máu, tiêm chích... đều có thể dẫn đến lây nhiễm bệnh cho người khác

Đây là những con đường có thể dẫn tới bệnh giang mai ở phụ nữ mang thai mà chị em cần hết sức chú ý.

Điều trị giang mai khi mang thai thế nào?

Điều trị giang mai khi mang thai cần có sự chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ. Bác sĩ khuyến cáo chị em khi mang thai nên làm xét nghiệm huyết thanh bệnh giang mai ở lần khám tiền sản đầu tiên và lặp lại xét nghiệm này ở 3 tháng cuối thai kỳ ở những bệnh nhân có nguy cơ cao.

Điều trị bệnh giang mai khi mang thai chủ yếu được chỉ định dùng thuốc kháng sinh tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch tùy từng thời kỳ:

- Đối với giang mai thời kỳ 1,2 hoặc giang mai tiềm ẩn giai đoạn sớm thì dùng kháng sinh 2,4 triệu đơn vị, tiêm bắp một liều duy .

- Đối với giang mai giai đoạn trễ của thời kỳ 3 hoặc giang mai tiềm ẩn không rõ thời gian nhiễm bệnh thì dùng kháng sinh 2,4 triệu đơn vị, tiêm bắp 1 lần/tuần và tiêm 3 tuần liên tiếp.

- Đối với giang mai thần kinh: Dùng kháng sinh 3-4 triệu đơn vị, tiêm tĩnh mạch mỗi 4 giờ/lần, tiêm trong khoảng 10-14 ngày.

Đối với phụ nữ mang thai mắc giang mai, khi điều trị bằng thuốc kháng sinh có thể xảy ra những tác dụng phụ. Phản ứng thường xuất hiện 1 giờ sau khi tiêm thuốc và kéo dài trong vòng 24 giờ với các triệu chứng như sốt, đau cơ, nhức đầu, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh... Phản ứng phụ này cũng khá nguy hiểm vì nó có thể dẫn đến những cơn co thắt tử cung dồn dập khiến thai phụ sinh non hoặc suy thai trong 3 tháng giữa thai kỳ. Vì vậy, trong quá trình điều trị bệnh giang mai khi mang thai, chị em cần có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ điều trị tại cơ sở y tế chuyên khoa nhằm tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

Bệnh giang mai trong thời kỳ mang thai thường gây ra những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi. Nếu không được điều trị trong khi mang thai, bệnh giang mai có thể gây sảy thai, thai chết lưu trong khoảng 3 tháng cuối thai kỳ, sinh con nhẹ cân, tử vong sơ sinh hoặc dị tật bẩm sinh. Chính vì vậy, chuyên gia của phòng khám Hưng Thịnh khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai nên làm xét nghiệm huyết thanh bệnh giang mai ở lần khám đầu tiên và lặp lại ở 3 tháng cuối thai kỳ ở những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh giang mai. Bên cạnh đó, chị em cũng cần có kế hoạch mang thai rõ ràng, tiêm phòng đầy đủ và thăm khám sức khỏe tổng quát trước khi mang thai để đảm bảo tốt cho sức khỏe của thai phụ và thai nhi khi mang thai.

Đánh giá: 
Giang mai khi mang thai: Nguyên nhân và Điều trị
Điểm trung bình:  7.8 /  10 (  84 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

  • Xét nghiệm VDRL là gì. Quy trình xét nghiệm giang mai VDRL âm tính như thế nào? Xét nghiệm VDRL là gì. Quy trình xét nghiệm giang mai VDRL âm tính như thế nào?
    Xét nghiệm VDRL là thuật ngữ khá xa lạ đối với mọi người. Thông thường, khi gặp phải một vài triệu chứng nghi ngờ giống bệnh giang mai, các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh tiến hành xét nghi
    Xem chi tiết
  • Cách chữa trị bệnh giang mai tại nhà Cách chữa trị bệnh giang mai tại nhà
    Hiện nay, thì ngoài việc điều trị bệnh giang mai bằng các phương pháp hiện đại thì cũng có nhiều người bệnh lựa chọn việc chữa trị bệnh giang mai bằng phương pháp điều trị tại nhà...
    Xem chi tiết
  • Bệnh giang mai có ngứa không? Bệnh giang mai có ngứa không?
    Hiện nay có rất nhiều người còn mơ hồ về những dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai. Chính vì vậy nhiều người bệnh còn nhẫm lẫn bệnh giang mai và những bệnh lý khác. Thắc mắc của người...
    Xem chi tiết
  • Làm sao để biết mình bị bệnh giang mai? Làm sao để biết mình bị bệnh giang mai?
    Việc giải đáp các câu hỏi: Làm sao để biết mình bị bệnh giang mai? Nên làm gì khi bị giang mai? Sẽ cung cấp cho người đọc nhiều thông tin vô cùng hữu ích. Vậy đó là những thông tin gì? Câu trả l...
    Xem chi tiết
  • Nguồn gốc bệnh giang mai Nguồn gốc bệnh giang mai
    Bệnh giang mai bắt nguồn từ đâu? Nguồn gốc của bệnh giang mai? Là thắc mắc của không ít người muốn tìm hiểu về căn bệnh này. Dù trước đó đã có rất nhiều bài viết lý giải về nguồn...
    Xem chi tiết
  • Bệnh giang mai ở trẻ em Bệnh giang mai ở trẻ em
    Bệnh giang mai ở trẻ em là gì? Bệnh giang mai ở trẻ em nguy hiểm như thế nào? Dù được đánh giá là bệnh lây lan chủ yếu qua đường tình dục và thường xuất hiện ở người lớn, song số ca trẻ em...
    Xem chi tiết