Bệnh giang mai là gì - Dấu hiệu, Điều trị và Phòng ngừa

Lượt xem: 52199

Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về bệnh giang mai, một căn bệnh xã hội nguy hiểm chỉ đứng sau HIV. Bạn sẽ biết được bệnh giang mai là bệnh như thế nào, những biểu hiện của bệnh giang mai là gì? Cách nhận biết, phát hiện bệnh giang mai? Phương pháp điều trị bệnh giang mai tốt ?

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai (một số người nhầm là bệnh rang mai) là một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam do xoắn khuẩn có tên gọi là Treponema pallidum (hay còn gọi là xoắn khuẩn giang mai) gây ra. Nguyên nhân bệnh giang mai chủ yếu là đường tình dục. Mặc dù cũng xảy ra một số hiếm trường hợp bệnh giang mai lây truyền từ mẹ sang con.

giang mai gây tổn thương ở tay bệnh nhân

Tay của một bệnh nhân bị bệnh giang mai

Những dấu hiệu của bệnh giang mai

Có rất nhiều dấu hiệu khác nhau để nhận biết bệnh giang mai. Tùy vào mỗi giai đoạn khác nhau mà bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Bệnh giang mai có 4 giai đoạn phát triển chính đó là: giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn 3. Ở bài viết này chúng tôi muốn đề cập đến mức độ nguy hiểm của căn bệnh xã hội này nên viết chi tiết cả 4 giai đoạn phát triển của bệnh để bạn đọc có thể tham khảo. Nếu bạn mới chỉ nghi ngờ mình bị nhiễm giang mai hoặc mới bị nhiễm bệnh thì chỉ cần tham khảo giai đoạn 1 và 2. Ở giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn 3 chúng tôi muốn cho bạn thấy được mức độ nguy hiểm, những biến chứng và hệ lụy mà căn bệnh này có thể gây ra cho bạn.

Dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn 1

Bệnh giang mai giai đoạn đầu? Đây là một giai đoạn quan trọng. Nếu người bệnh có thể phát hiện kịp thời thì khả năng chữa khỏi bệnh là rất cao. Khoảng 3 cho đến 90 ngày tiếp xúc với nguồn bệnh (trung bình thường vào khoảng 21 ngày) thì sẽ xuất hiện một số tổn thương ở da bệnh nhân. Vết loét trên da sẽ xuất hiện ở những chỗ đã tiếp xúc phải với xoắn khuẩn giang mai. Thường những vị trí này sẽ là: môi lớn, môi bé, dương vật, cổ tử cung,.. Những tổn thương này được gọi là xăng, là một dạng viêm loét ở người bệnh. Đặc điểm của nó là nông, có thể hình tròn hoặc hình bầu dục có kích thước từ 0.3 đến 3 cm, màu đỏ, không ngứa, không đau và cũng không có mủ. Các triệu chứng của bệnh giang mai sẽ biến mất ở bệnh nhân trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tuần lễ.

Biểu hiện bệnh giang mai giai đoạn 2

Giai đoạn 2 thường cách gian đoạn 1 từ 4 cho đến 10 tuần lễ. Những biểu hiện ở gian đoạn này đó là: nổi ban đối xứng, màu hồng như màu hoa anh đào ở toàn thân hoặc tứ chi, lòng bàn chân bàn tay, không gây ngứa, ấn vào thì sẽ mất đi, không nổi cao trên mặt da,.. Các ban này thường cư trú ở ngực, bụng, chi trên,.. Đào ban thường sẽ xuất hiện trong vòng 1 cho đến 2 tuần. Chúng tồn tại không thay đổi trong vòng từ 1 đến 3 tuần sau đó sẽ nhạt màu dần và mất.

Bệnh cũng có thể có những biểu hiện như xuất hiện các mảng sần, vết loét ở da và niêm mạc của bệnh nhân. Mảng sần các loại có nhiều kích thước khác nhau nhỏ bằng hạt đỗ.

Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn tiềm ẩn

Giang mai tiềm ẩn được xác định khi kiểm tra huyết thanh của bệnh nhân. Giang mai giai đoạn tiềm ẩn có thể tái phát các triệu chứng của bệnh. Giang mai tiềm ẩn muộn không có triệu chứng và khả năng lây lan không cao bằng giang mai tiềm ẩn sớm.

Triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn 3

Giai đoạn 3 có thể xuất hiện ở bệnh nhân sau từ 3 đến 15 năm sau giai đoạn 1 và nó được chia thành 3 hình thức khác nhau: giang mai thần kinh, giang mai tim mạch và củ giang mai. Những người bị giang mai đến giai đoạn 3 này thì không có khả năng lây bệnh cho người khác.

• Củ giang mai: thường xuất hiện trong khoảng từ 1 đến 46 năm (trung bình vào khoảng 15 năm). Các củ giang mai này có hình cầu hoặc mặt phẳng không đối xứng, chúng có màu đỏ như mận, hơi ngả sang màu tím, kích thước bằng hạt ngô.

• Giang mai thần kinh: là bệnh có liên quan đến hệ thống thần kinh trung ương của bệnh nhân. Nó có thể xảy ra sớm đối với người bệnh, có thể không có triệu chứng gì hoặc biểu hiện lâm sàng bằng viêm não. Nếu xảy ra muộn nó có thể gây ra tổn thương ngoài viêm màng não, tổn thương não khu trú hoặc cũng có thể gây tổn thương thoái hóa não. Giang mai thần kinh thường xuất hiện sau khoảng từ 4 cho đến 25 năm sau khi bệnh nhân nhiễm bệnh. Bệnh có thể gây suy nhược, trầm cảm hoặc rối loạn ý thức ở bệnh nhân.

• Giang mai tim mạch: thường xảy ra từ khoảng 10 đến 30 năm mắc bệnh. Biểu hiện thường gặp ở giang mai tim mạch là nó gây phình mạch.

bệnh nhân tổn thương cơ quan sinh dục khi mắc bệnh giang mai

Bài viết bạn quan tâm:

Điều trị bệnh giang mai thế nào hiệu quả

Chúng ta có thể điều trị giang mai bằng thuốc kháng sinh. Nếu bệnh nhân không chữa trị kịp thời bệnh có thể gây những biến chứng như: mắt, tim, não và xương. Có trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong. Một điều may mắn cho các bệnh nhân đó là giang mai tuy là một căn bệnh nguy hiểm nhưng lại có thể chữa khỏi nếu bệnh nhân phát hiện sớm và tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ.

Việc điều trị bệnh giang mai cần phải có thời gian và sự kiên trì, không được bỏ dở giữa chừng hoặc điều trị bệnh mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Một điều quan trọng nữa là, phát hiện và điều trị bệnh giang mai giai đoạn đầu ngay khi phát hiện bệnh thì mới cho hiệu quả cao. Ngược lại nếu phát hiện và điều trị bệnh trong giai đoạn muộn thì gần như hiệu quả chưa được đến 50%, bên cạnh đó bệnh nhân cũng phải chịu đựng những biến chứng của bệnh giang mai trong giai đoạn muộn này.

Cho đến nay, phương pháp điều trị bệnh giang mai chủ yếu vẫn là dùng thuốc kháng sinh tiêm và uống với liều lượng định được bác sĩ chỉ dẫn.

Nguyên tắc điều trị bệnh giang mai

Bắt đầu vào quá trình điều trị bệnh giang mai, bạn cần tuân thủ đúng và đầy đủ những nguyên tắc như sau:

- Điều trị đủ liều lượng, đủ thời gian

- Phát hiện và điều trị bệnh càng sớm càng tốt

- Thuốc kháng sinh điều trị bệnh cần theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu dị ứng sẽ được thay thế bằng thuốc khác.

- Điều trị kết hợp cho cả đối phương

- Điều trị tích cực bệnh giang mai ở phụ nữ mang thai để phòng tránh những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh đến thai nhi.

Quy trình điều trị bệnh giang mai bằng thuốc kháng sinh

Cách điều trị bệnh giang mai giai đoạn đầu

- Tiêm mông 1 liều duy hoặc tiêm bắp mỗi ngày (Tiêm bắp trong vòng 10 ngày)

- Đối với những bệnh nhân dị ứng với thuốc tiêm được chỉ định có thể thay thế bằng thuốc uống.

Cách trị bệnh giang mai trong giai đoạn muộn

- Thuốc kháng sinh tiêm mông hoặc tiêm bắp với liều lượng gấp đôi so với liều lượng điều trị trong giai đoạn đầu.

- Nếu bệnh nhân dị ứng với thuốc thì có thể được thay thế chỉ định bằng thuốc khác

Đối với bệnh nhân là trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai cũng được chỉ định điều trị riêng biệt với liều lượng và loại thuốc phù hợp.

Điều trị bệnh giang mai hiệu quả bằng phương pháp miễn dịch cân bằng

Đây là phương pháp được y khoa đánh giá là hiện đại và tiên tiến được sử dụng trong việc điều trị các bệnh truyền nhiễm qua đường sinh dục nói chung và bệnh giang mai nói riêng.

Phương pháp miễn dịch cân bằng điều trị bệnh giang mai tiến hành tiêu diệt triệt để các xoắn khuẩn giang mai, điều tiết chức năng miễn dịch của người bệnh, tác động tổng hợp nhân tế bào miễn dịch kháng bệnh, tránh bệnh tái phát.

Phương pháp này không những điều trị được triệt để các xoắn khuẩn giang mai gây bệnh mà còn giúp cơ thể tạo ra được cơ chế miến dịch, hạn chế tối đa sự tái phát bệnh. Như vậy trong một liệu trình điều trị mà có thể kết hợp được hai hướng điều trị cùng lúc, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân.

Đặc biệt, điều trị bệnh giang mai bằng phương pháp miễn dịch cân bằng phù hợp với mọi đối tượng bệnh nhân, đảm bảo không can thiệp dao kéo, không đau, không gây tác dụng phụ. Sau điều trị, bệnh nhân có thể về nhà ngay mà không cần phải lưu lại bệnh viện, điều này giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian cũng như kinh phí cho người bệnh.

Cách phòng ngừa bệnh giang mai

Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng tránh bệnh giang mai. Để phòng tránh căn bệnh này mọi người phải có một lối sống lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng, không quan hệ với những đối tượng có khả năng lây bệnh cao như gái mại dâm. Đặc biệt, nên sử dụng các biện pháp an toàn khi sinh hoạt tình dục như bao cao su, biện pháp này có thể hạn chế tối khả năng lây nhiễm bệnh giang mai nhưng không hoàn toàn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý không để xảy ra tiếp xúc giữa vết thương hở với bệnh nhân mắc bệnh giang mai, điều này có thể dẫn đến lây nhiễm bệnh (tuy khả năng là khá ít). Đồng thời, thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để có thể phát hiện kịp thời bệnh và có phương pháp điều trị hợp lý, hiệu quả.

Giang mai không lây qua nhà vệ sinh, các hoạt động vệ sinh các nhân hàng ngày như tắm rửa, dụng cụ ăn uống, quần áo.

Ở trên là chia sẻ của phòng khám về: Bệnh giang mai là bệnh như thế nào? Những biểu hiện của bệnh giang maiphương pháp điều trị bệnh giang mai hiệu quả. Nếu bạn chưa bị hãy tuân thủ tuyệt đối các cách phòng tránh mà chúng tôi nêu ở trên. Nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm bệnh thì hãy đến ngay phòng khám để xét nghiệm và kịp thời chữa trị. Bạn có thể gọi vào đầu số 0386.977.199 để được tư vấn miễn phí qua điện thoại.

Đánh giá: 
Bệnh giang mai là gì - Dấu hiệu, Điều trị và Phòng ngừa
Điểm trung bình:  7.5 /  10 (  380 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

  • Xét nghiệm VDRL là gì. Quy trình xét nghiệm giang mai VDRL âm tính như thế nào? Xét nghiệm VDRL là gì. Quy trình xét nghiệm giang mai VDRL âm tính như thế nào?
    Xét nghiệm VDRL là thuật ngữ khá xa lạ đối với mọi người. Thông thường, khi gặp phải một vài triệu chứng nghi ngờ giống bệnh giang mai, các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh tiến hành xét nghi
    Xem chi tiết
  • Cách chữa trị bệnh giang mai tại nhà Cách chữa trị bệnh giang mai tại nhà
    Hiện nay, thì ngoài việc điều trị bệnh giang mai bằng các phương pháp hiện đại thì cũng có nhiều người bệnh lựa chọn việc chữa trị bệnh giang mai bằng phương pháp điều trị tại nhà...
    Xem chi tiết
  • Bệnh giang mai có ngứa không? Bệnh giang mai có ngứa không?
    Hiện nay có rất nhiều người còn mơ hồ về những dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai. Chính vì vậy nhiều người bệnh còn nhẫm lẫn bệnh giang mai và những bệnh lý khác. Thắc mắc của người...
    Xem chi tiết
  • Làm sao để biết mình bị bệnh giang mai? Làm sao để biết mình bị bệnh giang mai?
    Việc giải đáp các câu hỏi: Làm sao để biết mình bị bệnh giang mai? Nên làm gì khi bị giang mai? Sẽ cung cấp cho người đọc nhiều thông tin vô cùng hữu ích. Vậy đó là những thông tin gì? Câu trả l...
    Xem chi tiết
  • Nguồn gốc bệnh giang mai Nguồn gốc bệnh giang mai
    Bệnh giang mai bắt nguồn từ đâu? Nguồn gốc của bệnh giang mai? Là thắc mắc của không ít người muốn tìm hiểu về căn bệnh này. Dù trước đó đã có rất nhiều bài viết lý giải về nguồn...
    Xem chi tiết
  • Bệnh giang mai ở trẻ em Bệnh giang mai ở trẻ em
    Bệnh giang mai ở trẻ em là gì? Bệnh giang mai ở trẻ em nguy hiểm như thế nào? Dù được đánh giá là bệnh lây lan chủ yếu qua đường tình dục và thường xuất hiện ở người lớn, song số ca trẻ em...
    Xem chi tiết