Bệnh giang mai ở trẻ em

Lượt xem: 12219

Bệnh giang mai ở trẻ em là gì? Bệnh giang mai ở trẻ em nguy hiểm như thế nào? Dù được đánh giá là bệnh lây lan chủ yếu qua đường tình dục và thường xuất hiện ở người lớn, song số ca trẻ em bị giang mai cũng đang dần có chiều hướng gia tăng rõ rệt. Để giúp các bậc phụ huynh kịp thời phát hiện và chữa bệnh cho con yêu của mình. Sau đây, chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh xin chia sẻ một vài điều về giang mai ở trẻ em mà không phải ai cũng biết như sau:

Bệnh giang mai ở trẻ em

Tương tự như bệnh giang mai ở người lớn, Bệnh giang mai ở trẻ em cũng do xoắn khuẩn có tên Treponema pallidum gây nên. Thế nhưng do sức đề kháng của trẻ nhỏ tương đối yếu, vì thế khi xuất hiện trên cơ thể trẻ bệnh được đánh giá nguy hiểm hơn rất nhiều.

Trẻ em bị giang mai nguyên nhân do đâu?

Giang mai được biết đến là bệnh lây truyền chủ yếu qua con đường tình dục, nhưng trẻ nhỏ chưa biết đến quan hệ tình dục là gì, thì làm sao lại mắc bệnh giang mai? Theo chuyên gia trẻ bị xoắn khuẩn giang mai tấn công chủ yếu là do những nguyên nhân sau:

Trẻ em bị giang mai do lây từ mẹ sang con

Hầu hết trường hợp bệnh giang mai ở trẻ em là do bị lây từ mẹ sang con. Ở trường hợp này trẻ thường bị tổn thương đường hô hấp, tổn thương giác mạc hay dị tật bẩm sinh…

Bệnh giang mai ở người lớn và trẻ em

Trẻ em bị giang mai

Vì thế trước khi có ý định mang thai chị em nên đi khám tổng quát để xác định xem mình có đủ sức khỏe để mang thai hoặc có mắc các bệnh truyền nhiễm nào khác không.

Bệnh giang mai ở trẻ em lây qua đường máu

Số khác dù trẻ được nhận định là hoàn toàn bình thường khi mới sinh ra, nhưng do trong quá trình tiêm chủng hoặc nhận máu từ người khác có chứa xoắn khuẩn dẫn đến cơ thể trẻ nhỏ bị lây bệnh giang mai.

Trẻ em bị giang mai do lây qua tiếp xúc trực tiếp với dịch bệnh

Trẻ cũng có thể lây bệnh từ người bị giang mai trước đó, khi thực hiện những hành vi như: bế, ôm, hôn… với trẻ.

Một số trẻ lớn hơn bị giang mai cũng có thể là do trong quá trình đùa nghịch trẻ bị trầy xước da rồi vô tình để vết thương này tiếp xúc với dịch chứa vi khuẩn của người thân hoặc bạn bè bị bệnh.

Trẻ sử dụng chung đồ dùng cũng có thể bị giang mai ở trẻ em

Dù khá ít xảy ra, xong phụ huynh cũng nên lưu ý với trường hợp này. Vì hệ miễn dịch của trẻ tương đối yếu vậy nên khi tiếp xúc với một số vật dụng cá nhân như: bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm chứa xoắn khuẩn. Trẻ hoàn toàn có khả năng bị bệnh giang mai.

Ngoài ra, ở một số nước trên thế giới người ta cũng phát hiện ra trẻ bị giang mai do lây từ người thực hiện hành vi giao cấu với trẻ. Điều này không chỉ khiến bé tổn thương về mặt thể chất mà còn tác động không nhỏ đến cả tinh thần của con sau này.

Biểu hiện bệnh giang mai ở trẻ em

Biểu hiện của bệnh giang mai ở trẻ em cũng khá giống với người lớn, tức là trẻ đều phải trải qua giai đoạn ủ bệnh kéo dài từ 3 – 90 ngày, và giai đoạn bệnh bùng phát

Thời điểm đầu: vùng niêm mạc bị giang mai tấn công bắt đầu xuất hiện các vết tròn nông, có bờ cứng, đường kính từ 0,3 – 3 cm, không đau, không ngứa kèm theo nổi hạch ở bẹn, sờ vào có cảm giác hơi đau. Sau 3 - 6 tuần có thể là ngắn hơn, triệu chứng trên sẽ tự biến mất. Lúc này vùng da bên ngoài cơ thể bé hoàn toàn không còn tổn thương. Vì thế, nếu không để ý con, các bậc cha mẹ hoàn toàn không thể phát hiện ra bé đã bị xoắn giang mai tấn công.

Bệnh giang mai ở trẻ em

Phát hiện các biểu hiện bệnh giang mai ở trẻ em sớm giúp điều trị dễ dàng hơn

Sau khi kết thúc giai đoạn 1, xoắn khuẩn sẽ ăn sâu vào máu và chuyển biến nặng hơn, lúc này triệu chứng của bệnh thường xuất hiện trên khắp cơ thể là 2 bên mạng sườn lòng bàn tay, bàn chân. Khoảng một vài tháng hoặc vài năm sau đó xoắn khuẩn sẽ di chuyển vào hệ thần kinh, cơ xương, hệ tiêu hóa khiến trẻ phải đối mặt với nhiều hậu quả khôn lường.

Bệnh giang mai ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

- Giang mai ở trẻ em được đánh giá nguy hiểm hơn người lớn rất nhiều, vì trẻ không tự ý thức và nhận biết được những thay đổi của cơ thể, vậy nên việc tiến hành điều trị thường diễn ra trong giai đoạn muộn.

- Nhìn chung sức đề kháng của trẻ còn quá yếu, vì thế quá trình điều trị thường bị kéo dài và phức tạp hơn.

- Khi đã ăn sâu vào cơ thể giang mai có khả năng khiến trẻ bị tử vong, tổn thương cơ xương, hệ tiêu hóa, đặc biệt là trường hợp mắc giang mai thần kinh: xoắn giang mai tác động trực tiếp đến sự phát triển của trí não, vô hiệu hóa khả năng vận động của cơ thể…

Phòng tránh bệnh giang mai ở trẻ em

“Trẻ em là những mầm non tương lai của xã hội” vì thế phòng tránh bệnh giang mai nói riêng hay các bệnh xã hội nói chung chính là cách để con người duy trì nòi giống về sau. Theo chuyên gia để phòng tránh bệnh giang mai ở trẻ em, các bác phụ huynh cần chú ý những điều sau:

- Khám sức khỏe trước khi mang thai và trong suốt thai kỳ để sàng lọc trường hợp trẻ sinh ra bị giang mai bẩm sinh.

- Không sử dụng chung bơm kim tiêm hoặc truyền máu cho trẻ khi chưa đảm bảo đã qua kiểm định.

- Chuẩn bị cho trẻ các đồ dùng cá nhân riêng như: khăn mặt, kham tám, đồ lót, bàn chải đánh răng…

- Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 6 tháng 1 lần để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh giang mai cũng như các bệnh lý khác.

- Nếu trẻ lớn, phụ huynh nên cung cấp cho con mình các kiến thức cơ bản về bệnh để trẻ có thể kịp thời phòng tránh.

- Nâng cao sức đề kháng cho con để tăng khả năng phòng tránh các bệnh truyền nhiễm.

Trên đây là một số thông tin về: bệnh giang mai ở trẻ em, trẻ em bị giang mai thì điều trị thế nào. Nếu có thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp với phòng khám chúng tôi theo số điện thoại 0386.977.199 để được tư vấn tận tình.

Xem Thêm:

xét nghiệm giang mai ở đâu

Chi phí xét nghiệm giang mai 

Đánh giá: 
Bệnh giang mai ở trẻ em
Điểm trung bình:  7.6 /  10 (  156 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

  • Xét nghiệm VDRL là gì. Quy trình xét nghiệm giang mai VDRL âm tính như thế nào? Xét nghiệm VDRL là gì. Quy trình xét nghiệm giang mai VDRL âm tính như thế nào?
    Xét nghiệm VDRL là thuật ngữ khá xa lạ đối với mọi người. Thông thường, khi gặp phải một vài triệu chứng nghi ngờ giống bệnh giang mai, các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh tiến hành xét nghi
    Xem chi tiết
  • Cách chữa trị bệnh giang mai tại nhà Cách chữa trị bệnh giang mai tại nhà
    Hiện nay, thì ngoài việc điều trị bệnh giang mai bằng các phương pháp hiện đại thì cũng có nhiều người bệnh lựa chọn việc chữa trị bệnh giang mai bằng phương pháp điều trị tại nhà...
    Xem chi tiết
  • Bệnh giang mai có ngứa không? Bệnh giang mai có ngứa không?
    Hiện nay có rất nhiều người còn mơ hồ về những dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai. Chính vì vậy nhiều người bệnh còn nhẫm lẫn bệnh giang mai và những bệnh lý khác. Thắc mắc của người...
    Xem chi tiết
  • Làm sao để biết mình bị bệnh giang mai? Làm sao để biết mình bị bệnh giang mai?
    Việc giải đáp các câu hỏi: Làm sao để biết mình bị bệnh giang mai? Nên làm gì khi bị giang mai? Sẽ cung cấp cho người đọc nhiều thông tin vô cùng hữu ích. Vậy đó là những thông tin gì? Câu trả l...
    Xem chi tiết
  • Nguồn gốc bệnh giang mai Nguồn gốc bệnh giang mai
    Bệnh giang mai bắt nguồn từ đâu? Nguồn gốc của bệnh giang mai? Là thắc mắc của không ít người muốn tìm hiểu về căn bệnh này. Dù trước đó đã có rất nhiều bài viết lý giải về nguồn...
    Xem chi tiết
  • Vacxin ngừa giang mai Vacxin ngừa giang mai
    Bệnh giang mai đang ngày càng lan rộng trong xã hội với mức độ đáng báo động. Nhiều người để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình đã bắt đầu có những lưu ý đến những cách phòng...
    Xem chi tiết