- Phòng Khám Đa Khoa Hưng Thịnh /
- Bệnh xã hội /
- Bệnh giang mai /
- Bệnh giang mai lây qua đường nào - Chữa khỏi được không?
Bệnh giang mai lây qua đường nào - Chữa khỏi được không?
-
Cập nhật lần cuối: 07-04-2017 10:37:58
Bệnh giang mai nguy hiểm chỉ đứng sau HIV-AIDS. Căn bệnh xã hội này đang ngày càng lan rộng ở Việt Nam. Tuy nhiên, điều nguy hiểm hơn cả là rất nhiều người không biết bệnh giang mai lây qua đường nào, không có những kiến thức cơ bản để phòng chống bệnh giang mai nói riêng và các căn bệnh xã hội khác nói chung. Nhiều người khi biết mình mắc phải bệnh giang mai đã rất lo lắng, thắc mắc không biết bệnh giang mai có chữa được không? Bài viết dưới đây hy vọng sẽ trả lời những thắc mắc của các bạn.
Bệnh giang mai lây qua đường nào?
Bệnh giang mai có lây không? Nếu lây thì bệnh giang mai lây như thế nào? Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu bệnh giang mai là bệnh như thế nào. Bệnh giang mai là căn bệnh do xoắn khuẩn nhạt màu có tên là Treponema pallidum gây ra. Xoắn khuẩn này có hình dạng một cái lò xo, có sức sống mạnh mẽ mặc dù chúng trông yếu ớt, mỏng manh. Chúng ta chỉ có thể quan sát chúng dưới kính hiển vi. Với xoắn khuẩn này hiện chưa có loại thuốc nào để loại bỏ chúng triệt để, chỉ có thể ngăn chặn không cho chúng phát triển và gây bệnh cho con người.
Bệnh giang mai sẽ làm tổn thương cho các cơ quan trong cơ thể nếu như không được chữa trị kịp thời: như viêm loét cơ quan sinh dục, phát ban ngoài, đau nhức xương thậm chí có thể ảnh hưởng đến nội tạng.
Bệnh giang mai lây qua đường nào?
Bệnh giang mai lây như thế nào?
Bệnh giang mai lây qua đường nào - Bệnh giang mai có thể lây qua các con đường như đường tình dục, đường máu, lây truyền qua các vết xước và cả lây truyền từ mẹ sang con. Nhưng con đường phổ biến lây bệnh giang mai vẫn là đường tình dục. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn về "Bệnh giang mai lây như thế nào?".
Bệnh giang mai lây truyền qua con đường tình dục
Lây nhiễm qua đường tình dục chiếm tới 90% các trường lây nhiễm bệnh giang mai. Khi bạn quan hệ tình dục kể cả khác giới hay đồng giới, bằng phương thức quan hệ tình dục nào thì tỷ lệ mắc bệnh vẫn chiếm tới 70% nguy cơ mắc bệnh khi lần đầu quan hệ.
Da và lớp niêm mạc bộ phận sinh dục rất mỏng, mà mạch máu lại rất nhiều khi quan hệ cọ xát có thể gây ra tổn thương nhẹ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh
Bệnh giang mai lây truyền qua đường máu
Nếu vô tình nhận máu của người bị giang mai thì vi khuẩn giang mai của người nhiễm bệnh sẽ nhanh chóng di chuyển vào cơ thể của người khỏe mạnh và gây bệnh. Dùng chung kim tiêm với người bệnh cũng sẽ bị nhiễm.
Một trong nguy cơ tiềm ẩn nguy hiểm hơn cả là người bị bệnh giang mai tiềm ẩn, các vi khuẩn tiềm ẩn trong mạch máu không có bất kỳ biểu hiện lâm sàng nào do đo người bị nhiễm bệnh không biết và vẫn đi tham gia hiến máu bình thường. Từ đó vô tình mang mầm bệnh truyền cho những người khỏe mạnh.
Vì vậy khi thực hiện truyền máu phải đảm bảo nguồn máu an toàn mới thực hiện truyền máu.
Bệnh giang mai lây truyền qua các trầy xước
Khi cơ thể có các vết trầy xước cần hạn chế đến mức tối đa tiếp xúc với người bệnh. Đề phòng vi khuẩn từ vết trầy xước đi vào cơ thể và gây bệnh.
Bệnh giang mai lây truyền qua dùng chung vật dụng cá nhân
Những vật dụng cá nhân như khăn tắm, quần áo, dao cạo râu, bồn tắm,.. của người bệnh có thể chứa vi khuẩn gây bệnh. Vì thế nên sử dụng riêng biệt các vật dung cá nhân với người bệnh để đảm bảo an toàn.
Bệnh giang mai lây truyền từ mẹ sang con
Người mẹ bị mắc bệnh giang mai sẽ lây bệnh giang mai cho con thông qua nhau thai. Khi thai nhi bị mắc vi khuẩn giang mai sẽ khiến thai nhi bị dị tật và phát triển không bình thường. Cũng có thể gây ra hiện tượng chết lưu hoặc sảy thai.
Khi bị bệnh chị em không nên mang thai, hạn chế quan hệ tình dục vừa để quá trình điều trị được hiệu quả vừa đảm bảo an toàn cho đối phương
Như vậy trả lời cho câu hỏi "Bệnh giang mai có lây không? Nếu lây thì bệnh giang mai lây như thế nào?" chúng tôi xin trả lời là có, và các con đường lây bệnh giang mai như ở đã nói trên.
Bài viết bạn quan tâm:
Bệnh giang mai có chữa được không?
Trả lời câu hỏi của nhiều bệnh nhân gửi về phòng khám của chúng tôi: Bệnh giang mai có chữa khỏi không? Chúng tôi xin khẳng định, bệnh giang mai có thể được chữa khỏi hoàn toàn bằng kháng sinh với điều kiện bệnh phải được phát hiện sớm, khi mà xoắn khuẩn giang mai chưa xâm nhập vào sâu cơ thể gây ảnh hưởng đến lục phủ ngũ tạng, hệ thần kinh và tim mạch
Sau 3-90 ngày quan hệ tình dục, vô tình tiếp xúc với mầm bệnh, nếu thấy xuất hiện các vết trợt, lở loét màu hồng, viền trơn bóng, không đau ngứa tại bất cứ vị trí nào có tiếp xúc với mầm bệnh. Có thể là các vị trí như cơ quan sinh dục, miệng, chân tay,.. thì cần đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra. Đây là giai đoạn một, giai đoạn mà bệnh giang mai hoàn toàn có thể chữa khỏi.
Trong giai đoạn bệnh nhân sẽ được dùng kháng sinh đặc hiệu liều cao để kìm hãm sự phát triển của xoắn khuẩn. Để đảm bảo cho việc điều trị đạt hiệu quả cao đòi hỏi bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Phải theo liệu trình và pháp đồ điều trị đã được xây dựng bởi bác sĩ điều trị. Bởi vì bác sĩ đã xây dựng pháp đồ và liệu trình theo trình trạng cơ thể của bệnh nhân đảm bảo cho quá trình điều trị đạt hiệu quả cao. Vì thế tuyệt đối không được tự ý bỏ uống thuốc, cắt ngang liệu trình, sử dụng thuốc ngoài đơn.
Không ít trường hợp người bệnh chủ quan khi thấy các dấu hiệu bệnh giảm đi thì dừng uống thuốc hoặc không tiếp tục theo lộ trình điêu trị đã dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng thuốc, khó khăn trong việc điều trị sau này. Nó còn có thể khiến vi khuẩn xoắn khẩu lây lan nhanh hơn.
Khi giang mai chuyển qua giai đoạn hai và ba lúc này bệnh có những biến chuyển rất phức tạp và nguy hiểm gây viêm nhiễm, xuất hiện gôm củ giang mai, có thể dẫn đến tử vong. Lúc này việc điều trị bệnh là vô cùng khó khăn và phức tạp. Pháp đồ và liệu trình sẽ phải lâu dài và phức tạp hơn rất nhiều.
Vì vậy bệnh giang mai hoàn toàn có thể khỏi nếu được phát hiện và điều trị từ sớm.
Ở trên là giải đáp của chúng tôi về: Bệnh giang mai có chữa được không? và Bệnh giang mai lây qua đường nào? (hay bệnh giang mai lây như thế nào). Khi bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh giang mai thì cần nhanh chóng đi đến phòng khám kiểm tra và điều trị. Bởi bệnh càng khám và điều trị sớm thì khả năng khỏi bệnh càng cao.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Xét nghiệm VDRL là gì. Quy trình xét nghiệm giang mai VDRL âm tính như thế nào? Xét nghiệm VDRL là thuật ngữ khá xa lạ đối với mọi người. Thông thường, khi gặp phải một vài triệu chứng nghi ngờ giống bệnh giang mai, các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh tiến hành xét nghiXem chi tiết -
Cách chữa trị bệnh giang mai tại nhà Hiện nay, thì ngoài việc điều trị bệnh giang mai bằng các phương pháp hiện đại thì cũng có nhiều người bệnh lựa chọn việc chữa trị bệnh giang mai bằng phương pháp điều trị tại nhà...Xem chi tiết -
Bệnh giang mai có ngứa không? Hiện nay có rất nhiều người còn mơ hồ về những dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai. Chính vì vậy nhiều người bệnh còn nhẫm lẫn bệnh giang mai và những bệnh lý khác. Thắc mắc của người...Xem chi tiết -
Làm sao để biết mình bị bệnh giang mai? Việc giải đáp các câu hỏi: Làm sao để biết mình bị bệnh giang mai? Nên làm gì khi bị giang mai? Sẽ cung cấp cho người đọc nhiều thông tin vô cùng hữu ích. Vậy đó là những thông tin gì? Câu trả l...Xem chi tiết -
Nguồn gốc bệnh giang mai Bệnh giang mai bắt nguồn từ đâu? Nguồn gốc của bệnh giang mai? Là thắc mắc của không ít người muốn tìm hiểu về căn bệnh này. Dù trước đó đã có rất nhiều bài viết lý giải về nguồn...Xem chi tiết -
Bệnh giang mai ở trẻ em Bệnh giang mai ở trẻ em là gì? Bệnh giang mai ở trẻ em nguy hiểm như thế nào? Dù được đánh giá là bệnh lây lan chủ yếu qua đường tình dục và thường xuất hiện ở người lớn, song số ca trẻ em...Xem chi tiết