- Trang chủ /
- Bệnh xã hội /
- Bệnh giang mai /
- Bệnh giang mai có lây qua đường ăn uống không?
Bệnh giang mai có lây qua đường ăn uống không?
-
Cập nhật lần cuối: 19-04-2017 14:39:13
-
Bệnh giang mai là căn bệnh xã hội rất đáng lo ngại vì mức độ lây lan nhanh chóng của nó. Ngoài con đường quan hệ tình dục, mẹ sang con, qua tiếp xúc với vết thương hở thì việc bệnh giang mai lây qua đường nào khác không, nó có thể lây nhiễm qua đường ăn uống hay nước bọt hay không luôn là một trong những thắc mắc của nhiều người.
Các con đường lây nhiễm bệnh giang mai
- Quan hệ tình dục không an toàn
- Lây từ mẹ sang con
- Truyền máu
- Qua vết thương hở, thậm chí qua những nụ hôn nếu người bệnh đang bị loét môi hoặc miệng
Bệnh giang mai có lây qua đường ăn uống không là thắc mắc của nhiều người
Bệnh giang mai có lây qua đường ăn uống không?
Theo các chuyên khoa bệnh tình dục nhận định rằng, xoắn khuẩn giang mai sẽ đi vào cơ thể bất cứ lúc nào khi trên cơ thể đang có thương tổn, xây xát. Do vậy, bệnh giang mai hoàn toàn có thể lây nhiễm qua đường ăn uống. Những người thân trong gia đình là những người mà có khả năng bị lây truyền nhiều nếu không thận trọng và không xây dựng một số giải pháp phòng tránh bệnh.
Bệnh giang mai lây qua đường ăn uống (miệng) thường gặp ở những người có vấn đề về răng miệng như chảy máu nướu, viêm nha chu, lở miệng, trầy xước miệng…Thông qua con đường ăn uống mà xoắn khuẩn giang mai sẽ dễ dàng di chuyển từ bộ phận bị nhiễm bệnh của người mắc giang mai ở miệng và xâm nhập vào những vết lở, vết xước (trên miệng) của người không bị bệnh.
Đường ăn uống ở đây có thể là ăn chung thức ăn, uống chung nước, con bú sữa mẹ. Nước bọt, tinh dịch, của bệnh nhân mắc bệnh giang mai cũng có khả năng lây truyền bệnh giang mai. Những vật dụng như bàn chải, khăn ăn, dụng cụ ăn uống, dao dĩa khi bị chất dịch của bệnh nhân giang mai nhiễm sang cũng có thể lây truyền sang người không bị bệnh. Như vậy, thắc mắc bệnh giang mai lây có lây qua đường ăn uống không đã có câu trả lời.
Bệnh giang mai không chỉ lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục. Chỉ cần tiếp xúc gần gũi với bộ phận sinh dục, miệng, hoặc trực tràng của người bị bệnh giang mai là có thể khiến bạn bị lây bệnh.
Biểu hiện của bệnh giang mai lây truyền qua đường ăn uống
Biểu hiện của bệnh giang mai lây truyền qua đường ăn uống chủ yếu sẽ xuất hiện ở miệng, cụ thể như:
Xuất hiện những thương tổn ở niêm mạc họng, quanh khoang họng, miệng… Những tổn thương này chúng có đường kính khoảng 1 – 3 cm, bề mặt khá nhẵn. Các tổn thương thường không đau không ngứa. Tuy nhiên bệnh có thể bị nhầm lẫn với bệnh viêm họng, nhiệt miệng, hoặc viêm nhiễm amidan, nên người bệnh có thể chủ quan và bỏ qua.
Có thể có cảm giác ngứa rát ở cổ và cuống lưỡi, khoang miệng sưng tấy.
Các vết loét thường không đau, chỉ kéo dài vài ngày hoặc vài tuần sau đó tự động biến mất, tuy nhiên sau đó chúng sẽ lan rộng khắp cơ thể với các triệu chứng như: Xuất hiện các nốt ban màu hồng đối xứng có hình tròn hay hình bầu dục, các mảng sần, nốt phỏng nước, các vết loét ở da và niêm mạc. Ngoài ra người bệnh còn có triệu chứng sốt, đau họng, mệt mỏi, sụt cân, đau đầu, nổi hạch.
Bài viết bạn quan tâm:
- Xét nghiệm giang mai sau bao lâu là chính xác?
- Hình ảnh săng giang mai
- Khám bệnh giang mai ở đâu - Phác đồ điều trị thế nào?
Điều trị giang mai lây qua đường ăn uống
Hiện nay bệnh giang mai chưa có thuốc đặc trị mà chỉ có thể chữa trị triệu chứng. Nhưng không có nghĩa là không chữa được bệnh. Nếu phát hiện và chữa bệnh sớm thì cơ hội khỏi bệnh vẫn cao và có thể khắc phục các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Vì thế, các chuyên gia khuyên tất cả mọi người nếu nghi ngờ bị mắc nhiễm giang mai nên đi thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Không được để bệnh kéo dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng về sau.
Việc điều trị bệnh giang mai lây qua đường ăn uống cũng như bệnh giang mai lây qua các con đường khác, ngoài thuốc kháng sinh thì sẽ kết hợp với các loại thuốc bôi, tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp.
Trên đây là những thông tin giải đáp về thắc mắc bệnh giang mai có lây qua đường ăn uống không? Đồng thời cũng nêu ra các biểu hiện và phương hướng chữa trị bệnh. Mong rằng, thông tin trên sẽ hữu ích cho tất cả mọi người. Nếu bạn có bất cứ vấn đề thắc mắc hay mong muốn điều trị bệnh giang mai hoặc các bệnh xã hội khác, hãy liên hệ ngay tới phòng khám đa khoa Hưng Thịnh để được tư vấn và điều trị bệnh sớm có thể.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Xét nghiệm VDRL là gì. Quy trình xét nghiệm giang mai VDRL âm tính như thế nào?
Xét nghiệm VDRL là thuật ngữ khá xa lạ đối với mọi người. Thông thường, khi gặp phải một vài triệu chứng nghi ngờ giống bệnh giang mai, các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh tiến hành xét nghiXem chi tiết
-
Cách chữa trị bệnh giang mai tại nhà
Hiện nay, thì ngoài việc điều trị bệnh giang mai bằng các phương pháp hiện đại thì cũng có nhiều người bệnh lựa chọn việc chữa trị bệnh giang mai bằng phương pháp điều trị tại nhà...Xem chi tiết
-
Bệnh giang mai có ngứa không?
Hiện nay có rất nhiều người còn mơ hồ về những dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai. Chính vì vậy nhiều người bệnh còn nhẫm lẫn bệnh giang mai và những bệnh lý khác. Thắc mắc của người...Xem chi tiết
-
Làm sao để biết mình bị bệnh giang mai?
Việc giải đáp các câu hỏi: Làm sao để biết mình bị bệnh giang mai? Nên làm gì khi bị giang mai? Sẽ cung cấp cho người đọc nhiều thông tin vô cùng hữu ích. Vậy đó là những thông tin gì? Câu trả l...Xem chi tiết
-
Nguồn gốc bệnh giang mai
Bệnh giang mai bắt nguồn từ đâu? Nguồn gốc của bệnh giang mai? Là thắc mắc của không ít người muốn tìm hiểu về căn bệnh này. Dù trước đó đã có rất nhiều bài viết lý giải về nguồn...Xem chi tiết
-
Bệnh giang mai ở trẻ em
Bệnh giang mai ở trẻ em là gì? Bệnh giang mai ở trẻ em nguy hiểm như thế nào? Dù được đánh giá là bệnh lây lan chủ yếu qua đường tình dục và thường xuất hiện ở người lớn, song số ca trẻ em...Xem chi tiết