- Trang chủ /
- Bệnh xã hội /
- Bệnh giang mai /
- Bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu và Điều trị
Bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu và Điều trị
-
Cập nhật lần cuối: 28-10-2017 16:19:34
-
Xoắn khuẩn giang mai tấn công cơ thể trẻ sơ sinh rất dễ vì cơ thể trẻ còn rất yếu, hệ miễn dịch của cơ thể còn non yếu. Bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh có thể khiến trẻ phải chịu rất nhiều ảnh hưởng về sau. Vậy trẻ sơ sinh bị giang mai có dấu hiệu ra sao và cách điều trị giang mai cho trẻ sơ sinh thế nào?
Trẻ sơ sinh bị giang mai nhận biết thế nào?
Những trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh giang mai từ người mẹ do xoắn khuẩn giang mai qua nhau thai xâm nhập và gây ra. Các dấu hiệu bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh gồm có:
Trường hợp xoắn khuẩn giang mai tấn công ồ ạt vào thai nhi có thể khiến thai nhi bị chết lưu trong bụng mẹ. Còn trong trường hợp trẻ có thể sống sót và ra đời bình thường thì có thể có những biểu hiện như: trẻ có cân nặng nhẹ bất thường, cao là trẻ được 2,5kg. Ở lòng bàn chân, bàn tay, miệng xuất hiện nhiều bọng nước. Hậu môn xuất hiện nhiều vết nứt, các vết loét ở sụn mũi gây ra chứng sổ mũi và chảy máu mũi. Tiếng khóc sẽ trầm hơn những trẻ bình thường.
Trẻ sơ sinh bị giang mai
Cơ thể trẻ sơ sinh xuất hiện nhiều các hồng ban xếp thành hình vòng cung, có thể tự lành lại mà không cần can thiệp. Giai đoạn nặng, trẻ xuất hiện những mụn giang mai có đường kính từ 5 -20mm có thể bị loét ra gây đau đớn cho trẻ. Những gôm giang mai xuất hiện có thể khiến trẻ rất đau đớn do chúng bị vỡ ra, loét ra thành những hình tròn xung quanh, sau đó gôm giang mai lành lại và để lại sẹo.
Thông thường trong 6 tháng đầu sau sinh, trẻ sẽ có những biểu hiện bất thường ở xương khớp như: viêm xương và sụn, các xương to, các đầu xương bị đau, đặc biệt đau nhiều về đêm. Đến năm 2 tuổi trẻ sẽ xuất hiện những dấu hiệu của viêm xương và màng xương ở các đốt ngón tay, ngón tay.
Trường hợp bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh không được can thiệp điều trị kịp thời, xoắn khuẩn giang mai tấn công vào các cơ quan bên trong của trẻ có thể gây ra những bệnh lý nguy hiểm như viêm mống mắt, viêm màng não, viêm não, phồng động mạch tim, hở hàm ếch…
Điều trị giang mai cho trẻ sơ sinh
Xét nghiệm chuẩn đoán bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh:
Trẻ sẽ được xét nghiệm huyết thanh để xác định trẻ có bị mắc bệnh giang mai bẩm sinh hay không. Nếu như kết quả xét nghiệm phản ứng PRP trong huyết thanh của trẻ là dương tính thì trẻ sẽ được kiểm tra lại sau 8 tháng. Nếu sau 8 tháng kết quả là âm tính và trẻ không có dấu hiệu bệnh giang mai thì trẻ không mắc bệnh giang mai.
Nếu kết quả phản ứng huyết thanh là âm tính thì trẻ sẽ được kiểm tra lại theo các mốc thời gian là 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng. Nếu kết quả kiểm tra lại là dương tính và không có dấu hiệu của bệnh thì có thể khẳng định trẻ không bị bệnh giang mai.
Nếu như kết quả là dương tính và sau khi kiểm tra lại kết quả vẫn là dương tính thì nên điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
Điều trị bệnh giang mai cho trẻ sơ sinh thế nào?
Điều trị bệnh giang mai cho trẻ sơ sinh hiện nay đang được áp dụng nó là điều trị giang mai bằng thuốc kết hợp với phương pháp miễn dịch cân bằng.
Thuốc điều trị giang mai cho trẻ sơ sinh là thuốc kháng sinh. Tùy theo tình trạng bệnh, cũng như tùy theo tháng tuổi của trẻ mà bác sĩ sẽ sử dụng những loại thuốc kháng sinh khác nhau. Thuốc có thể ở dạng uống hoặc ở dạng tiêm bắp thịt một liều duy .
Nếu như xét nghiệm não tủy cho thấy những bất thường thì bác sĩ sẽ phải tiêm thuốc vào tĩnh mạch và tiêm bắp thịt 2 lần mỗi ngày và dùng liên tiếp trong 10 ngày.
Lưu ý khi điều trị bệnh giang mai cho trẻ sơ sinh
Tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý cho trẻ dùng thêm thuốc hoặc ngừng sử dụng thuốc khi chưa hết phác đồ điều trị giang mai.
Thăm khám định kỳ cho trẻ theo lịch của bác sĩ để bác sĩ kiểm soát tình hình bệnh cho trẻ.
Trên đây là những thông tin về bệnh giang mai trẻ sơ sinh, cách điều trị giang mai cho trẻ sơ sinh. Nếu như bạn còn thắc mắc có thể liên hệ với phòng khám bệnh chúng tôi qua số điện thoại 0386.977.199 để nhận tư vấn từ các chuyên gia của chúng tôi.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Xét nghiệm VDRL là gì. Quy trình xét nghiệm giang mai VDRL âm tính như thế nào?
Xét nghiệm VDRL là thuật ngữ khá xa lạ đối với mọi người. Thông thường, khi gặp phải một vài triệu chứng nghi ngờ giống bệnh giang mai, các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh tiến hành xét nghiXem chi tiết
-
Cách chữa trị bệnh giang mai tại nhà
Hiện nay, thì ngoài việc điều trị bệnh giang mai bằng các phương pháp hiện đại thì cũng có nhiều người bệnh lựa chọn việc chữa trị bệnh giang mai bằng phương pháp điều trị tại nhà...Xem chi tiết
-
Bệnh giang mai có ngứa không?
Hiện nay có rất nhiều người còn mơ hồ về những dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai. Chính vì vậy nhiều người bệnh còn nhẫm lẫn bệnh giang mai và những bệnh lý khác. Thắc mắc của người...Xem chi tiết
-
Làm sao để biết mình bị bệnh giang mai?
Việc giải đáp các câu hỏi: Làm sao để biết mình bị bệnh giang mai? Nên làm gì khi bị giang mai? Sẽ cung cấp cho người đọc nhiều thông tin vô cùng hữu ích. Vậy đó là những thông tin gì? Câu trả l...Xem chi tiết
-
Nguồn gốc bệnh giang mai
Bệnh giang mai bắt nguồn từ đâu? Nguồn gốc của bệnh giang mai? Là thắc mắc của không ít người muốn tìm hiểu về căn bệnh này. Dù trước đó đã có rất nhiều bài viết lý giải về nguồn...Xem chi tiết
-
Bệnh giang mai ở trẻ em
Bệnh giang mai ở trẻ em là gì? Bệnh giang mai ở trẻ em nguy hiểm như thế nào? Dù được đánh giá là bệnh lây lan chủ yếu qua đường tình dục và thường xuất hiện ở người lớn, song số ca trẻ em...Xem chi tiết