Bệnh lậu ở miệng: Nguyên nhân, Biểu hiện và Cách chữa

  • Cập nhật lần cuối: 28-10-2017 15:30:12
Lượt xem: 5192

Nhiều người vẫn cho rằng bệnh lậu chỉ xuất hiện ở bộ phận sinh dục, không thể bị ở miệng. Chính vì vậy, nhiều người vẫn còn thiếu những hiểu biết về bệnh lậu ở miệng. Nắm bắt tình hình đó, các bác sĩ đa khoa Hưng Thịnh sẽ cung cấp những thông tin về cách nhận biết bệnh lậu ở miệng, cách chữa bệnh lậu ở miệng để giúp bạn đọc có thể phòng tránh bệnh hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh lậu ở miệng

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh lậu ở miệng đều xuất phát từ nguyên nhân quan hệ tình dục bằng đường miệng (oral sex) với người bị bệnh. Nguyên nhân này chiếm tỷ lệ hơn 90% các trường hợp mắc bệnh. Cơ chế của sự lây nhiễm đó là khi quan hệ tình dục với người bệnh, lậu cầu khuẩn sẽ theo những chất dịch từ bộ phận sinh dục của người bệnh tấn công vào miệng thông qua những vết xước và gây bệnh.

Hình ảnh bệnh lậu ở miệng

Ngoài ra, lậu cầu khuẩn có thể tấn công vào miệng của người bệnh thông qua một cách đó là sử dụng những vật dụng cá nhân củ người bị bệnh. Những vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, những công cụ vệ sinh răng miệng, bát ăn, cốc uống nước của người bệnh có khả năng rất cao sẽ lưu lại lậu khuẩn sau mỗi lần sử dụng. Nếu như người bệnh có sức đề kháng kém hoặc có những vết xước ở miệng thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho lậu cầu khuẩn gây bệnh.

Biểu hiện của bệnh lậu miệng - Cách nhận biết bệnh lậu ở miệng

Chỉ sau khoảng 2 đến 7 ngày xâm nhập vào cơ thể thì lậu cầu khuẩn bắt đầu tấn công mạnh mẽ miệng của người bệnh và gây ra những triệu chứng của bệnh lậu miệng. Cụ thể như sau:

Ban đầu người bệnh sẽ thấy xuất hiện cảm giác đau rát, ngứa ngáy vòm họng và miệng. Sau đó miệng của người bệnh sẽ dần bị sưng huyết đỏ, loét miệng, nổi ban trắng ở vùng cổ họng. Ở miệng còn có xuất hiện mủ chảy ra, có những nốt đỏ xung quanh cổ họng.

Ngoài những dấu hiệu bệnh lậu miệng trên, người bệnh còn bị sốt, ho kéo dài, ho có đờm kèm theo mủ với nước bọt. Có một số trường hợp người bệnh còn bị hôi miệng.

Những triệu chứng bệnh lậu ở miệng khá giống với những dấu hiệu của bệnh viêm họng nên nhiều người bệnh có thể bị nhầm lẫn mà mua thuốc điều trị viêm họng về sử dụng. Việc làm trên không chỉ khiến bệnh không khỏi mà còn có thể tình trạng bệnh nặng hơn.

Bài viết có thể bạn quan tâm
Hình ảnh bệnh lậu ở nam giới và nữ giới?
Xét nghiệm bệnh lậu ở đâu chính xác?

Cách chữa bệnh lậu miệng thế nào?

Cách chữa bệnh lậu ở miệng hiện nay chủ yếu vẫn là sử dụng phương pháp nội khoa và phương pháp DHA. Điều trị bằng thuốc: Áp dụng với những trường hợp bệnh lậu ở miệng đang ở giai đoạn cấp tính. Người bệnh sẽ được các bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị lậu phù hợp với mức độ bệnh và thể trạng sức khỏe của người bệnh. Thuốc có thể ở dạng uống hoặc dạng tiêm, hoặc có thể người bệnh sẽ được kết hợp cả thuốc uống và thuốc tiêm.

Người bệnh khi thực hiện các cách chữa bệnh lậu ở miệng cần phải lưu ý những điểm sau: Không được tự ý mua thuốc về điều trị, sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ. Vì lậu cầu khuẩn dễ biến thể và dễ kháng thuốc . Nếu như người bệnh không điều trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ sẽ rất dễ xảy ra hiện tượng lậu khuẩn kháng thuốc khiến quá trình điều trị bệnh khó khăn hơn rất nhiều.

Cách chữa bệnh lậu miệng bằng phương pháp DHA: Phương pháp này là phương pháp hiện đại sử dụng nhiệt điện trường có tần số cao để loại bỏ những triệu chứng viêm. Ứng dụng sóng siêu ngắn ngoài cơ thể khiến nhiệt lượng tại các vị trí bị biến chứng ở miệng làm teo tế bào có bệnh, cải thiện tuần hoàn máu từ đó giúp loại bỏ mầm bệnh và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Khi điều trị bệnh lậu trên miệng, người bệnh nên ngừng quan hệ tình dục, đặc biệt không quan hệ tình dục bằng đường miệng để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác cũng như để tránh để bệnh phát triển theo hướng xấu.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân bệnh lậu ở miệng, triệu chứng và cách chữa bệnh lậu miệng. Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến các bệnh xã hội cần sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa có thể liên hệ với phòng khám chúng tôi qua số điện thoại 0386.977.199 để nhận được tư vấn nhanh và chi tiết .

Chia sẻ:

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?