- Trang chủ /
- Bệnh xã hội /
- Bệnh lậu /
- Vi khuẩn lậu là gì? Vi khuẩn lậu sống được bao lâu?
Vi khuẩn lậu là gì? Vi khuẩn lậu sống được bao lâu?
-
Cập nhật lần cuối: 06-11-2017 09:09:22
-
Vi khuẩn lậu (hay còn được gọi là lậu cầu khuẩn, lậu khuẩn, trực khuẩn lậu...) chính là nguyên nhân gây ra bệnh lậu nguy hiểm. Lậu cầu khuẩn có thể phát triển rất nhanh chóng trong cơ thể của con người và gây ra nhiều những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu về loại vi khuẩn lậu nguy hiểm này.
Vi khuẩn lậu là gì?
Tên vi khuẩn lậu là gì? Vi khuẩn lậu hay có tên gọi khoa học là Neisseria Gonorrhoeae là vi khuẩn xuất hiện từ những năm 1550 trước công nguyên và được nhà khoa học Neisser mô tả vào năm 1879.
Lậu cầu khuẩn có hình dạng hạt café xếp thành cặp nên được gọi là song cầu khuẩn, có kích thước cụ thể: chiều dài khoảng 1,6µm, chiều rộng khoảng 8µm. Không có vỏ, không có lông, không di động, không sinh nha bào.
Vi khuẩn lậu có ở đâu?
Lậu khuẩn rất khó nuôi cấy, môi trường nuôi cấy phải giàu chất dinh dưỡng như máu và các yếu tố phát triển. Khi nuôi cấy lậu khuẩn môi trường phải luôn duy trì khí trường trong nuôi cấy phải có 5-10% CO2 và nhiệt độ 35-370C, độ ẩm 70%, PH 7,3.
Vi khuẩn lậu sống được bao lâu?
Lậu cầu khuẩn sống được bao lâu còn phụ thuộc vào từng môi trường mà nó tồn tại. Khi ra ngoài cơ thể lậu khuẩn có sức sống rất kém. Khi ra ngoài cơ thể lậu cầu khuẩn chỉ có thể sống được vài phút, thậm chí khi môi trường có chứa hóa chất như xà phòng thì lậu khuẩn chỉ tồn tại trong khoảng vài giây. Vì thế khả năng lây truyền khi mặc quần áo chung, hay sử dụng khăn mặt của người bệnh là cực kỳ thấp. Chỉ khi bản thân có sức đề kháng kém và có những vết xước mà dùng chung đồ với người bệnh mới có khả năng lây nhiễm bệnh nhanh hơn.
Nhưng khi lậu cầu khuẩn tấn công vào cơ thể của người, đặc biệt tại khu vực ẩm ướt như bộ phận sinh dục, miệng, họng, hậu môn thì lại phát triển cực kỳ nhanh chóng. Thông thường khi ở trong cơ thể người, gặp điều kiện thuận lợi thì chỉ cần 15 phút lậu khuẩn lại phân chia một lần vì thế bệnh lậu phát triển cực nhanh.
Vi khuẩn lậu lây qua đường nào?
Vi khuẩn lậu lây qua đường nào? hay bệnh lậu lây qua đường nào? Lậu cầu khuẩn có thể qua nhiều con đường khác nhau mà tấn công vào cơ thể người và gây ra các triệu chứng bệnh. Các con đường lây nhiễm lậu khuẩn cụ thể như:
Lậu cầu khuẩn lây qua quan hệ tình dục: Khi bạn quan hệ tình dục không an toàn với người bị bệnh lậu thì nguy cơ bạn bị lây nhiễm lậu khuẩn lên tới hơn 95%. Bất kể bạn quan hệ theo con đường truyền thống, qua hậu môn, đường miệng (oral sex) thì nguy cơ lây nhiễm lậu cầu khuẩn cũng cao như nhau. Nguyên nhân là do khi quan hệ tình dục, chúng ta khó kiểm soát cảm xúc có thể gây ra những vết xước từ đó lậu khuẩn sẽ xâm nhập.
Sử dụng vật dụng cá nhân chung cũng là con đường lây lậu cầu khuẩn: Con đường lây nhiễm lậu cầu khuẩn này tuy tỷ lệ không cao do lậu khuẩn khó tồn tại lâu ngoài cơ thể. Nhưng không phải vì thế mà chủ quan không phòng ngừa bệnh vì cũng đã có những trường hợp người bệnh bị nhiễm lậu khuẩn do dùng những vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, quần lót.
Vi khuẩn lậu lây nhiễm qua đường máu: Lậu khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể gây ra các triệu chứng bệnh khá thầm lặng, đặc biệt ở nữ giới vì thế có đôi khi người bệnh đi hiến máu có thể vô tình lây truyền lậu khuẩn cho những người nhận máu.
Vi khuẩn lậu lây từ mẹ sang con: Người mẹ bị bệnh lậu có thể lây nhiễm lậu khuẩn cho con khi lựa chọn sinh thường. Khi đi qua tử cung của người mẹ, làn da mỏng của trẻ dễ bị lậu khuẩn tồn tại tại tử cung của mẹ xâm nhập. Và trong quá trình người mẹ chăm sóc con người mẹ vô tình để lậu khuẩn tiếp xúc với người con thì cũng có thể khiến người con bị nhiễm bệnh.
Một số hình ảnh lậu cầu khuẩn
Xét nghiệm lậu cầu khuẩn thế nào, vi khuẩn lậu kháng thuốc không?
Xét nghiệm lậu cầu khuẩn thế nào, vi khuẩn lậu kháng thuốc kháng thuốc không là những gì mà các chuyên gia sẽ chia sẻ cho bạn trong bài viết dưới đây. Bởi theo những gì chúng tôi nhận thấy, có không ít trường hợp người bệnh do không có nhận thức đúng đắn về vấn đề trên dẫn đến lựa chọn sai phương pháp xét nghiệm, từ đó làm thời gian điều trị bệnh bị kéo dài ảnh hưởng lớn đến kết quả chung cuộc. Vì thế, để tránh xảy ra trường hợp tương tự mọi người không nên bỏ lỡ các thông tin dưới đây:
Bệnh lậu là một trong các bệnh xã hội có tốc độ lây lan vô cùng nhanh chóng, cụ thể chỉ sau từ 2 – 8 ngày khi thâm nhiễm vào cơ thể người. Lậu cầu khuẩn sẽ phát bệnh với các triệu chứng như: tiểu buốt, tiểu rắt, nóng rát khi đi tiểu, trong nước tiểu có dính mủ hoặc máu. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng đi kèm như đau họng, đau khi quan hệ tình dục, nổi hạch ở cổ, bẹn… Nguy hiểm hơn do đặc tính sinh sôi nhanh chóng cứ 15 phút song cầu lậu lại nhân đôi một lần, vì thế nếu không xét nghiệm và điều trị kịp thời bệnh lậu sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn lậu mãn tính. Điều này khiến người bệnh gặp vô vàn khó khăn trong công tác khắc phục.
Xét nghiệm lậu cầu khuẩn thế nào?
Ngày nay ngành y học ngày một phát triển, bởi vậy có rất nhiều phương pháp xét nghiệm bệnh lậu được áp dụng. Tuy nhiên, lựa chọn phương pháp nào thì bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, vì tùy từng trường hợp và tiền sử bệnh lý mà người bệnh sẽ hợp với các cách xét nghiệm không giống nhau. Cụ thể một số phương pháp xét nghiệm bệnh lậu như:
Phương pháp xét nghiệm lậu cầu khuẩn trực tiếp
Với phương pháp này bệnh nhân có thể lựa chọn xét nghiệm dưới 3 hình thức như:
Xét nghiệm lậu cầu khuẩn bằng dịch niệu đạo: Đây là phương pháp các bác sĩ sẽ lấy chất bài tiết từ niệu đạo của bệnh nhân (tốt là vào sáng sớm). Sau đó đem nhuộm bệnh phẩm rồi soi dưới thấu kính hiển vi. Phương pháp xét nghiệm dịch niệu đạo cho kết quả chính xác lên đến 90%, tuy nhiên điều này chỉ diễn ra với lậu cấp tính, còn đối với lậu mãn tính thì dịch tại tuyến tiền liệt sẽ cho kết quả tối ưu hơn.
Xét nghiệm lậu cầu khuẩn qua nước tiểu: Lậu cầu khuẩn cũng có thể dính vào trong nước tiểu trong quá trình tiểu tiện. Vì thế, xét nghiệm nước tiểu cũng là một trong những cách để khẳng định cơ thể có bị bệnh lậu hay không.
Xét nghiệm lậu cầu khuẩn qua máu: Sau một thời gian lậu cầu khuẩn có thể thâm nhập và phát triển trong máu của bệnh nhân. Bởi vậy, xét nghiệm máu sẽ giúp bạn chẩn đoán chính xác mình có mắc bệnh lậu hoặc các bệnh truyền nhiễm nào không.
Phương pháp nuôi cấy lậu, phân lập khuẩn lậu cầu
Phương pháp nuôi cây lậu sẽ cho kết quả sau từ 24 – 48 tiếng kể từ khi bệnh phẩm được nuôi cấy trong môi trường giàu chất dinh dưỡng như Thayer Martin hoặc chocolate, với nhiệt độ từ 35 – 360C và khí trường 3 – 10% CO2. Lưu ý, đây là liệu pháp đem đến kết quả tối ưu hơn với những bệnh nhân xuất hiện triệu chứng bệnh lậu nhẹ hoặc chưa có triệu chứng.
Phương pháp xét nghiệm tính nhạy cảm khuẩn lậu cầu
Sau khi có kết quả nuôi cấy dương tính, để kiểm tra nồng độ kháng khuẩn nhỏ . Bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp khuếch tán để kiểm tra tính nhạy cảm hoặc có thể dùng Agar pha loãng.
Phương pháp PPNG xét nghiệm trực khuẩn lậu
Nếu bệnh lậu dương tính sẽ cho kết quả PPNG, ngược lại nếu âm tính thì kết quả nhận được là N – PPNG
Trên đây là một số phương pháp xét nghiệm bệnh lậu. Tuy nhiên, để không phải mất công tiến hành nhiều lần mới nhận được kết quả chính xác. Các chuyên gia khuyến cáo: Người bệnh nên đến các phòng khám uy tín tại Hà Nội để tiến hành xét nghiệm.
Vi khuẩn lậu kháng thuốc không?
Trước kia, dù y học chưa phát triển nhưng khả năng bệnh lậu được chữa khỏi là rất cao. Tuy nhiên, gần đây bệnh ngày càng diễn biến khôn lường và dần xuất hiện các dấu hiệu kháng thuốc. Nghịch lý này được lý giải là bởi: đời sống tình dục ngày càng thoáng và bên cạnh sự phát triển của bệnh lậu thì nhiều bệnh xã hội khác cũng không ngừng xuất hiện. Vì thế, khả năng cao chúng liên kết lại với nhau khiến bệnh ngày một diễn biến phức tạp.
Vì thế, tự ý mua thuốc chữa bệnh lậu tại nhà là việc làm không đem đến hiệu quả, hơn nữa còn tạo điều kiện cho lậu phát triển, rút ngắn thời gian chuyển biến thành lậu mãn tính.
Nói tóm lại, khi phát hiện dấu hiệu bệnh lậu, bạn nên đến ngay phòng khám uy tín để xét nghiệm và chữa bệnh càng sớm càng tốt. Để không phải nuối tiếc khi bỏ lỡ cơ hội tốt để điều trị.
Trên đây là những thông tin về vi khuẩn lậu. Hi vọng những thông tin trên đây có thể giúp người bệnh nắm rõ về lậu khuẩn để từ đó có cách phòng tránh bệnh lậu hiệu quả. Nếu như bạn đọc còn thắc mắc về lậu cầu khuẩn có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0386.977.199 để nhận tư vấn nhanh .
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Thuốc kháng sinh có điều trị khỏi bệnh lậu không?
Thuốc kháng sinh có điều trị khỏi bệnh lậu không? Đây là thắc mắc đang được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi các chuyên gia của tổ chức y tế thế giới WHO đã nghiên cứu và cho biết...Xem chi tiết
-
Bị bệnh lậu có quan hệ tình dục được không?
Bệnh lậu được biết đến là một căn bệnh xã hội nguy hiểm và lây truyền qua đường tình dục không an toàn. Vì vậy có rất nhiều người thắc mắc rằng khi bị bệnh lậu có quan hệ tình...Xem chi tiết
-
Bệnh lậu ở mắt: Biểu hiện và cách chữa trị
Triệu chứng bệnh lậu ở mắt rất nguy hiểm, tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng sẽ gây ra rất nhiều các tác hại nghiêm trọng khác và tiêu biểu là ảnh hưởng tới thị lực. Bài viết...Xem chi tiết
-
Dùng bao cao su có tránh được bệnh lậu không?
Dùng bao cao su có tránh được bệnh lậu không? là câu hỏi của một bạn đọc gửi về cho phòng khám Hưng Thịnh. Thực tế, trong suy nghĩ của rất nhiều người thì sử dụng bao cao su là cách phòng...Xem chi tiết
-
Bệnh lậu có tái phát lại không?
Bệnh lậu có tái phát lại không? Là băn khoăn của rất nhiều người đã từng chữa khỏi bệnh lậu. Để tìm ra câu trả lời chính xác cho thắc mắc này, sau đây chuyên gia phòng khám chúng tôi mời bạ...Xem chi tiết
-
Bệnh lậu có dẫn đến HIV không?
Bệnh lậu có dẫn đến HIV không? Là lo lắng của rất nhiều người đang mắc phải căn bệnh xã hội này. Để tìm ra câu trả lời phù hợp cho thắc mắc trên, bạn có thể tham khảo một số thông tin...Xem chi tiết