Hôn nhau có lây bệnh giang mai không?

Lượt xem: 6724

Không chỉ lây lan qua quan hệ tình dục không an toàn, bệnh giang mai còn có thể truyền nhiễm cho người thường dưới nhiều hình thức khác nhau chẳng hạn như: lây qua tiếp xúc với vết thương hở, lây qua đường máu… Tuy nhiên, một số người nói rằng: Nụ hôn cũng có thể là con đường giúp xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể. Vậy thực hư điều này như thế nào? Hôn nhau có bị giang mai không? Để làm sáng tỏ điều này, mọi người không nên bỏ lỡ một số thông tin của bài viết dưới đây.

Hôn nhau có lây bệnh giang mai không?

Bệnh giang mai hay còn gọi là bệnh tiêm la… Là bệnh xã hội truyền nhiễm chủ yếu qua quan hệ tình dục, có bệnh lý này là do một loại vi khuẩn có tên Treponema pallidum gây nên. Cũng giống như các bệnh xã hội còn lại xoắn giang mai khi tồn tại trong cơ thể, cũng đem đến rất nhiều tổn hại cho sức khỏe cũng như tâm sinh lý của bệnh nhân. Cụ thể, nếu không chữa trị kịp thời bệnh có thể lan rộng ra toàn cơ thể, gây viêm loét, vô sinh hiếm muộn, nguy hiểm hơn là ung thư tử cung, ung thư dương vật…

Hôn nhau có lây bệnh giang mai không

Hôn nhau có lây giang mai không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân?

Không chỉ gây tổn hại đến với bệnh nhân, mà người nhà, bạn bè cũng có phải chịu nhiều hệ lụy không nhỏ. Theo một số thông tin cho thấy có rất nhiều người bỗng nhiên trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của bệnh dù không có hoặc chưa từng quan hệ lần nào. Điều này chứng minh bệnh giang mai rất dễ lây lan. Tuy nhiên, đáng buồn nó không phải là căn bệnh dễ điều trị.

Vì thế, phòng tránh bệnh giang mai là biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh.

Hôn nhau có bị giang mai không?

Với thắc mắc: Hôn nhau có lây giang mai không? Các chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh cho biết, dù không phổ biến, nhưng hôn nhau hoàn toàn có thể khiến người thường lây nhiễm xoắn khuẩn giang mai. Tuy nhiên, không phải nụ hôn nào cũng là nụ hôn gây bệnh. Để xâm nhập vào cơ thể người lành, cần có các yếu tố như:

Thứ : Một trong hai người phải mắc bệnh và hôn sâu.

Thứ hai: Niêm mạc khoang miệng của người thường xuất hiện các vết xước hoặc bị viêm chân răng, viêm lợi…

Khi thâm nhập vào đối phương, bệnh giang mai sẽ có diễn biến như sau:

Sau khoảng 10 -90 ngày khi có tiếp xúc với nguồn bệnh, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu của bệnh như các vết sưng, lở loét hay còn gọi là săng giang mai, tập trung chủ yếu ở bờ môi, họng, lưỡi, amidan... Các tổn thương sẽ có màu đỏ hoặc tím, hình tròn hoặc bầu dục và gia tăng bất thường về kích thước. Bên cạnh đó, có thể còn phát hiện được thêm các bợt trắng đục, đau họng kéo dài, cảm giác vướng khi nuốt… Tuy nhiên, vì đây đều là triệu chứng không điển hình nên dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh viêm nhiễm thông thường, chỉ một bộ phận nhỏ người bệnh may mắn mới kịp thời phát hiện và điều trị bệnh vào giai đoạn này.

Sau đó 2 – 6 tuần, xoắn giang mai sẽ chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn kéo dài, các biểu hiện của bệnh sẽ mất đi và bộc phát vào giai đoạn 2 với các tổn thương lan toàn cơ thể.

Bước sang giai đoạn thứ 3: Bệnh giang mai sẽ vô cùng nguy hiểm và khó điều trị, Khi này cơ hội chữa khỏi còn lại rất ít. Người bệnh có nguy cơ cao phải đối mặt với rối loạn cảm giác, rối loạn bài tiết và dinh dưỡng, vỡ thành mạch đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân…

Bệnh giang mai nguy hiểm là vậy, vì thế công tác phòng tránh và điều trị là vô cùng quan trọng. Theo đó, mọi người nên tuân thủ một số yêu cầu sau:

- Tìm hiểu thật kỹ đối phương của mình.

- Vệ sinh sạch sẽ, khắc phục các viêm nhiễm, vết xước ở khoang miệng cũng như trên toàn cơ thể

- Sinh hoạt điều độ, tập luyện thường xuyên làm tăng sức đề kháng

- Đi khám ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng đáng nghi.

- Lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh xã hội uy tín trong trường hợp mắc bệnh…

Ngoài ra, để tiện cho việc phòng bệnh, mọi người cũng nên tìm hiểu thêm một số con đường khác có thể lây xoắn giang mai như:

Lây qua quan hệ tình dục không an toàn: đây là con đường không chỉ dễ lây bệnh giang mai mà còn là nhiều bệnh xã hội khác, ước tính trên 90% số ca bệnh xã hội là lây lan từ quan hệ tình dục không an toàn.

Lây qua đường máu: Vì xoắn khuẩn có thể tồn tại ở trong máu người bệnh, Vậy nên khi nhận máu từ người này hoặc tiếp xúc với máu của họ cũng khiến lây nhiễm bệnh.

Lây từ mẹ sang con: Thai phụ mang thai mà bị bệnh giang mai có khả năng cao bệnh sẽ lây nhiễm sang đứa bé trong bụng qua nước ối, dây rốn..

Lây qua vật trung gian: Số ít bệnh nhân mắc bệnh giang mai do tiếp xúc với đồ vật, đồ dùng cá nhân có chứa nguồn bệnh.

Trên đây là lý giải giải của các chuyên gia về: Hôn nhau có lây bệnh giang mai không? Mong rằng với những thông tin phòng khám bệnh vừa cung cấp sẽ giúp mọi người có thêm kiến thức để phòng tránh căn bệnh đáng sợ này.

Đánh giá: 
Hôn nhau có lây bệnh giang mai không?
Điểm trung bình:  8.0 /  10 (  159 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

  • Xét nghiệm VDRL là gì. Quy trình xét nghiệm giang mai VDRL âm tính như thế nào? Xét nghiệm VDRL là gì. Quy trình xét nghiệm giang mai VDRL âm tính như thế nào?
    Xét nghiệm VDRL là thuật ngữ khá xa lạ đối với mọi người. Thông thường, khi gặp phải một vài triệu chứng nghi ngờ giống bệnh giang mai, các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh tiến hành xét nghi
    Xem chi tiết
  • Cách chữa trị bệnh giang mai tại nhà Cách chữa trị bệnh giang mai tại nhà
    Hiện nay, thì ngoài việc điều trị bệnh giang mai bằng các phương pháp hiện đại thì cũng có nhiều người bệnh lựa chọn việc chữa trị bệnh giang mai bằng phương pháp điều trị tại nhà...
    Xem chi tiết
  • Bệnh giang mai có ngứa không? Bệnh giang mai có ngứa không?
    Hiện nay có rất nhiều người còn mơ hồ về những dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai. Chính vì vậy nhiều người bệnh còn nhẫm lẫn bệnh giang mai và những bệnh lý khác. Thắc mắc của người...
    Xem chi tiết
  • Làm sao để biết mình bị bệnh giang mai? Làm sao để biết mình bị bệnh giang mai?
    Việc giải đáp các câu hỏi: Làm sao để biết mình bị bệnh giang mai? Nên làm gì khi bị giang mai? Sẽ cung cấp cho người đọc nhiều thông tin vô cùng hữu ích. Vậy đó là những thông tin gì? Câu trả l...
    Xem chi tiết
  • Nguồn gốc bệnh giang mai Nguồn gốc bệnh giang mai
    Bệnh giang mai bắt nguồn từ đâu? Nguồn gốc của bệnh giang mai? Là thắc mắc của không ít người muốn tìm hiểu về căn bệnh này. Dù trước đó đã có rất nhiều bài viết lý giải về nguồn...
    Xem chi tiết
  • Bệnh giang mai ở trẻ em Bệnh giang mai ở trẻ em
    Bệnh giang mai ở trẻ em là gì? Bệnh giang mai ở trẻ em nguy hiểm như thế nào? Dù được đánh giá là bệnh lây lan chủ yếu qua đường tình dục và thường xuất hiện ở người lớn, song số ca trẻ em...
    Xem chi tiết